Thủ thuật lấy bệnh phẩm trong viêm nội nhãn được chỉ định khi nào và chống chỉ định trong trường hợp nào?
Thủ thuật lấy bệnh phẩm trong viêm nội nhãn được chỉ định khi nào và chống chỉ định trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Mục II, Mục III Quy trình kỹ thuật Thủ thuật lấy bệnh phẩm trong viêm nội nhãn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
THỦ THUẬT LẤY BỆNH PHẨM TRONG VIÊM NỘI NHÃN
I. ĐẠI CƯƠNG
- Viêm nội nhãn là bệnh tối nguy hiểm trong nhãn khoa. Lấy bệnh phẩm nội nhãn làm xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sớm tác nhân gây bệnh cũng như tìm được loại kháng sinh nhạy cảm để điều trị.
- Có thể lấy bệnh phẩm nội nhãn từ tiền phòng hoặc dịch kính.
II. CHỈ ĐỊNH
- Đối với thủ thuật lấy bệnh phẩm tiền phòng: viêm nội nhãn có các triệu chứng viêm rầm rộ ở bán phần trước.
- Đối với thủ thuật lấy bệnh phẩm trong buồng dịch kính: bán phần trước tương đối sạch, mủ tập trung chủ yếu ở phía sau.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không lấy bệnh phẩm tiền phòng khi giác mạc phù đục không quan sát được phía sau hoặc tiền phòng nông, xẹp tiền phòng.
Viêm nội nhãn là bệnh tối nguy hiểm trong nhãn khoa. Lấy bệnh phẩm nội nhãn làm xét nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc xác định sớm tác nhân gây bệnh cũng như tìm được loại kháng sinh nhạy cảm để điều trị.
- Có thể lấy bệnh phẩm nội nhãn từ tiền phòng hoặc dịch kính.
Thủ thuật lấy bệnh phẩm trong viêm nội nhãn được chỉ định trong tường hợp:
- Đối với thủ thuật lấy bệnh phẩm tiền phòng: viêm nội nhãn có các triệu chứng viêm rầm rộ ở bán phần trước.
- Đối với thủ thuật lấy bệnh phẩm trong buồng dịch kính: bán phần trước tương đối sạch, mủ tập trung chủ yếu ở phía sau.
Lưu ý, không lấy bệnh phẩm tiền phòng khi giác mạc phù đục không quan sát được phía sau hoặc tiền phòng nông, xẹp tiền phòng.
Thủ thuật lấy bệnh phẩm trong viêm nội nhãn (Hình từ Internet)
Các bước tiến hành lấy bệnh phẩm trong viêm nội nhãn thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Mục V Quy trình kỹ thuật Thủ thuật lấy bệnh phẩm trong viêm nội nhãn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
THỦ THUẬT LẤY BỆNH PHẨM TRONG VIÊM NỘI NHÃN
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
2. Kiểm tra người bệnh
3. Thực hiện kỹ thuật
Lấy bệnh phẩm tiền phòng.
- Tê tại chỗ bằng dicain 1%.
- Tra betadin 5%.
- Dùng bơm tiêm 1ml chọc qua vùng rìa củng giác mạc vào tiền phòng rút ra 0,1ml bệnh phẩm rồi chuyển ngay xuống phòng xét nghiệm.
- Tra betadin 5%.
Lấy bệnh phẩm bằng hút dịch kính.
- Tê tại chỗ bằng dicain 1%.
- Tra betadin 5%.
- Dùng bơm tiêm 1ml chọc vuông góc với thành nhãn cầu qua Pars plana cách rìa 3,5mm vào khoang dịch kính trước (tránh vị trí 3 giờ, 9 giờ và thể thủy tinh) rút ra 0,2 ml bệnh phẩm rồi chuyển ngay xuống phòng xét nghiệm.
- Tra betadin 5%.
Như vậy, các bước tiến hành lấy bệnh phẩm trong viêm nội nhãn thực hiện như sau:
Bước 1. Kiểm tra hồ sơ
Bước 2. Kiểm tra người bệnh
Bước 3. Thực hiện kỹ thuật lấy bệnh phẩm tiền phòng theo quy định cụ thể trên.
Khi lấy bệnh phẩm trong viêm nội nhãn có thể xảy ra những tai biến gì? Cách xử trí như thế nào?
Căn cứ theo Mục VII Quy trình kỹ thuật Thủ thuật lấy bệnh phẩm trong viêm nội nhãn Ban hành kèm theo Quyết định 3906/QĐ-BYT năm 2012 quy định như sau:
THỦ THUẬT LẤY BỆNH PHẨM TRONG VIÊM NỘI NHÃN
...
VI. ĐIỀU TRỊ VÀ THEO DÕI
Tra kháng sinh tại chỗ.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Đối với lấy bệnh phẩm tiền phòng
- Chọc vào thể thủy tinh: theo dõi và xử trí tùy thuộc vào tiến triển sau thủ thuật.
- Xuất huyết tiền phòng do chạm vào mống mắt, thường ở mức độ nhẹ: dùng các thuốc tiêu máu.
- Xẹp tiền phòng: tra dãn đồng tử.
2. Đối với lấy bệnh phẩm dịch kính
- Chọc vào thể thủy tinh: theo dõi và xử trí tùy thuộc vào tiến triển sau thủ thuật. Để tránh biến chứng này, khi chọc hút dịch kính không nên hướng đầu kim quá nhiều về phía trước.
- Xuất huyết dịch kính: dùng các thuốc tiêu máu.
- Rách hắc võng mạc: chọc kim đúng vào vùng Pars plana vuông góc với thành nhãn cầu sẽ giảm được nguy cơ này.
Theo quy định trên, tai biến khi lấy bệnh phẩm trong viêm nội nhãn đối với lấy bệnh phẩm tiền phòng có thể xảy ra gồm:
- Chọc vào thể thủy tinh: theo dõi và xử trí tùy thuộc vào tiến triển sau thủ thuật.
- Xuất huyết tiền phòng do chạm vào mống mắt, thường ở mức độ nhẹ: dùng các thuốc tiêu máu.
- Xẹp tiền phòng: tra dãn đồng tử.
Đối với lấy bệnh phẩm dịch kính có thể có những biến chứng sau:
- Chọc vào thể thủy tinh: theo dõi và xử trí tùy thuộc vào tiến triển sau thủ thuật. Để tránh biến chứng này, khi chọc hút dịch kính không nên hướng đầu kim quá nhiều về phía trước.
- Xuất huyết dịch kính: dùng các thuốc tiêu máu.
- Rách hắc võng mạc: chọc kim đúng vào vùng Pars plana vuông góc với thành nhãn cầu sẽ giảm được nguy cơ này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn nhân sự sử dụng vật liệu nổ công nghiệp khi khai khoáng là gì? Thời hạn của Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp là mấy năm?
- Nguyên tắc quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước như thế nào theo thông tư 45?
- Tổng hợp 05 cách viết báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng hay, chi tiết chuẩn Nghị định 98?
- Thời điểm thông quan hàng hóa khi đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng chưa nộp đủ số tiền thuế?
- Trữ lượng dầu khí là gì? Nội dung chính của báo cáo trữ lượng dầu khí bao gồm những nội dung gì?