Thu thập thông tin lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn thực hiện thế nào?
- Thu thập thông tin lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn thực hiện thế nào?
- Ai là người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
- Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm những gì?
Thu thập thông tin lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn thực hiện thế nào?
Áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (Hình từ Internet)
Tại Điều 15 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về thu thập thông tin lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn như sau:
Thu thập thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Thông tin, tài liệu để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
a) Thông tin, tài liệu về hành vi vi phạm;
b) Tài liệu về việc xác định độ tuổi;
c) Tài liệu về việc xác minh nơi cư trú;
d) Tài liệu về kết quả xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể hoặc kết quả xác định tình trạng nghiện đối với trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 5 Nghị định này;
đ) Thông tin và tài liệu khác có liên quan (nếu có).
2. Đối với người chưa thành niên, ngoài các thông tin, tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, Trưởng Công an cấp xã có trách nhiệm:
a) Thu thập thêm thông tin về hoàn cảnh gia đình, quan hệ bạn bè và hoàn cảnh dẫn đến vi phạm;
b) Lấy ý kiến nhận xét của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập, làm việc (nếu có);
c) Lấy ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, trừ trường hợp người chưa thành niên được chuyển đến cơ sở bảo trợ xã hội.
3. Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị có trách nhiệm thu thập các thông tin, tài liệu quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này. Thông tin thu thập được phải thể hiện bằng văn bản.
4. Công chức tư pháp - hộ tịch, công chức văn hóa - xã hội chuyên trách theo dõi về lao động - thương binh và xã hội, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên bảo vệ trẻ em (nếu có), cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, nhà trường, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu hoặc có ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan công an trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị.
Theo đó việc thu thập thông tin thực hiện như sau:
- Người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị có trách nhiệm thu thập các thông tin, tài liệu theo quy định. Thông tin thu thập được phải thể hiện bằng văn bản.
- Công chức tư pháp - hộ tịch, công chức văn hóa - xã hội chuyên trách theo dõi về lao động - thương binh và xã hội, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, cộng tác viên công tác xã hội, cộng tác viên bảo vệ trẻ em (nếu có), cha, mẹ hoặc người giám hộ của người chưa thành niên, nhà trường, cơ quan, tổ chức có liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu hoặc có ý kiến bằng văn bản theo đề nghị của cơ quan công an trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị.
Ai là người có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn?
Tại Điều 14 Nghị định 120/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập hồ sơ như sau:
Thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
1. Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định này cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2. Trưởng Công an cấp xã nơi đối tượng quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 2 Điều 5 Nghị định này thực hiện hành vi vi phạm pháp luật lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
3. Cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh đang thụ lý vụ việc theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật Xử lý vi phạm hành chính lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
Theo đó Trưởng Công an cấp xã, cơ quan Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của mình.
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm những gì?
Căn cứ Điều 19 Nghị định 120/2020/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn gồm:
- Văn bản đề nghị lập hồ sơ đề nghị.
- Bản tóm tắt lý lịch của người vi phạm.
- Văn bản, tài liệu quy định tại các khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Nghị định 120/2020/NĐ-CP.
- Bệnh án (nếu có).
- Bản tường trình của người vi phạm.
Trường hợp người vi phạm không biết chữ hoặc không thể viết bản tường trình thì có thể nhờ người khác viết hộ, người vi phạm phải điểm chỉ vào từng trang của bản tường trình;
- Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?