Thù lao thẩm định nội dung xuất bản phẩm lưu chiểu được tính theo công thức nào? Nguồn kinh phí chi trả thù lao thẩm định này được lấy từ đâu?
Loại xuất bản phẩm lưu chiểu nào sau khi đọc và kiểm tra thì cần phải thẩm định nội dung?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 169/2013/TTLT-BTC-BTTTT, có quy định về loại xuất bản phẩm lưu chiểu đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý như sau:
Loại xuất bản phẩm lưu chiểu đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý
1. Xuất bản phẩm lưu chiểu đọc và kiểm tra:
a) Xuất bản phẩm của nhà xuất bản; tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức ở Trung ương và tổ chức nước ngoài do Cục Xuất bản cấp giấy phép xuất bản;
b) Tài liệu không kinh doanh của cơ quan, tổ chức khác có tư cách pháp nhân, chi nhánh, văn phòng đại diện tại địa phương của cơ quan, tổ chức ở Trung ương do Sở Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép xuất bản.
2. Xuất bản phẩm lưu chiểu sau khi đọc và kiểm tra nếu thuộc các trường hợp sau phải thẩm định nội dung:
a) Xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm các quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật xuất bản;
b) Xuất bản phẩm có ý kiến khác nhau về nội dung.
3. Xuất bản phẩm lưu chiểu sau khi thẩm định nội dung nếu thuộc các trường hợp sau cần tư vấn xử lý:
a) Xuất bản phẩm đang xem xét xử lý vi phạm nhưng có ý kiến khác nhau trong nhận xét, đánh giá;
b) Xuất bản phẩm có nội dung chuyên môn sâu thuộc các ngành, lĩnh vực mà có ý kiến khác nhau trong nhận xét, đánh giá.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 10 Luật Xuất bản 2012, có quy định về những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản như sau:
Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định trên thì xuất bản phẩm lưu chiểu sau khi đọc và kiểm tra nếu thuộc các trường hợp sau phải thẩm định nội dung gồm:
- Xuất bản phẩm có dấu hiệu vi phạm có quy định sau:
+ Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
+ Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
+ Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
+ Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
- Xuất bản phẩm có ý kiến khác nhau về nội dung.
Xuất bản phẩm (Hình từ Internet)
Thù lao thẩm định nội dung xuất bản phẩm lưu chiểu được tính theo công thức nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 169/2013/TTLT-BTC-BTTTT, có quy định về cách tính thù lao thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu như sau:
Cách tính thù lao thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu
1. Mức chi trả thù lao thẩm định được quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.
2. Thù lao thẩm định được chi trả tính theo công thức sau:
I = K x L
Trong đó:
I: Thù lao thẩm định được chi trả;
K: Số trang sách quy chuẩn, số âm tiết, số từ, thời lượng nghe, nhìn xuất bản phẩm phải thẩm định;
L: Mức chi trả thù lao thẩm định quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này.
Ví dụ: Thành viên thẩm định M đọc thẩm định nội dung được 200 trang sách văn học (tính theo trang sách quy chuẩn). Theo quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này, mức chi trả thù lao thẩm định sách văn học là 4.019 đồng/trang sách quy chuẩn. Như vậy, thù lao thẩm định của thành viên thẩm định M được tính như sau:
I = 200 x 4.019 = 803.800 đồng
3. Thù lao tư vấn được chi trả tối đa không quá 600.000 đồng/vấn đề/văn bản tham gia ý kiến (tối đa 05 ý kiến/01 vấn đề).
Như vậy, theo quy định trên thì thù lao thẩm định nội dung xuất bản phẩm lưu chiểu được tính theo công thức sau:
I = K x L
Trong đó:
I: Thù lao thẩm định được chi trả;
K: Số trang sách quy chuẩn, số âm tiết, số từ, thời lượng nghe, nhìn xuất bản phẩm phải thẩm định;
L: Mức chi trả thù lao thẩm định theo quy định.
Nguồn kinh phí chi trả thù lao thẩm định nội dung xuất bản phẩm lưu chiểu được lấy từ đâu?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 169/2013/TTLT-BTC-BTTTT, có quy định về nguồn kinh phí và việc áp dụng mức chi trả thù lao đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu như sau:
Nguồn kinh phí và việc áp dụng mức chi trả thù lao đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu
1. Nguồn kinh phí chi trả thù lao đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu, bao gồm:
a) Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương;
b) Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
2. Việc áp dụng mức chi trả thù lao đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu được quy định như sau:
a) Mức chi trả thù lao đọc và kiểm tra, thẩm định nội dung, tư vấn xử lý xuất bản phẩm lưu chiểu quy định tại Thông tư này là mức chi tối đa;
b) Cục trưởng Cục Xuất bản, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông căn cứ vào khả năng ngân sách và tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị để quy định mức chi cụ thể cho phù hợp và phải được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị.
Như vậy, theo quy định trên thì nguồn kinh phí chi trả thù lao thẩm định nội dung xuất bản phẩm lưu chiểu được lấy từ:
- Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương;
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?