Thu, giữ tiền lì xì của con, cha mẹ có thể bị phạt lên đến 30 triệu đồng? Ý nghĩa tiền lì xì Tết?

Thu, giữ tiền lì xì của con, cha mẹ có thể bị phạt lên đến 30 triệu đồng theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP? Ý nghĩa tiền lì xì Tết là gì? Lịch làm việc lại sau Tết Âm lịch Ất Tỵ của CBCCVC 2025 như thế nào?

Thu, giữ tiền lì xì của con, cha mẹ có thể bị phạt lên đến 30 triệu đồng?

Quản lý tài sản riêng của con được quy định tại Điều 76 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cụ thể như sau:

Quản lý tài sản riêng của con
1. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
2. Tài sản riêng của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con. Tài sản riêng của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.
3. Cha mẹ không quản lý tài sản riêng của con trong trường hợp con đang được người khác giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự; người tặng cho tài sản hoặc để lại tài sản thừa kế theo di chúc cho người con đã chỉ định người khác quản lý tài sản đó hoặc trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
4. Trong trường hợp cha mẹ đang quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà con được giao cho người khác giám hộ thì tài sản riêng của con được giao lại cho người giám hộ quản lý theo quy định của Bộ luật dân sự.

Hành vi bạo lực về kinh tế được quy định tại Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Hành vi bạo lực về kinh tế
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.

Hiện nay, việc khẳng định cha, mẹ giữ tiền lì xì của con có thể bị xử phạt đến 30 triệu đồng cần dựa trên việc xác định đây có phải hành vi “chiếm đoạt tài sản riêng” hay không.

Mặc dù chưa có văn bản pháp lý định nghĩa cụ thể về chiếm đoạt tài sản, nhưng có thể hiểu đây là hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản thuộc quyền quản lý của người khác sang quyền sở hữu của mình. Cụ thể:

(1) Con dưới 15 tuổi

Tiền lì xì của con dưới 15 tuổi, con mất năng lực hành vi dân sự do cha mẹ quản lý. Cha mẹ có thể ủy quyền cho người khác quản lý tài sản riêng của con.

>> Tiền lì xì của con do cha mẹ hoặc người khác quản lý được giao lại cho con khi con từ đủ 15 tuổi trở lên hoặc khi con khôi phục năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp cha mẹ và con có thỏa thuận khác.

(2) Con trên 15 tuổi

Tiền lì xì của con từ đủ 15 tuổi trở lên thì con có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý

Theo đó, con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý. Do đó, tiền lì xì có thể được xem là tài sản riêng của con, bởi đây là khoản tiền trẻ được người khác tặng cho vào dịp Tết với ý nghĩa mang lại may mắn và lời chúc tốt đẹp.

Như vậy, trường hợp cha mẹ có hành vi chiếm đoạt tiền lì xì của con trái quy định pháp luật có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Tuy nhiên, việc cha, mẹ giữ tiền lì xì của con thường xuất phát từ những mục đích như giúp con tiết kiệm, tránh tiêu xài lãng phí, hoặc sử dụng vào các khoản chi tiêu hợp lý như mua quần áo, sách vở, hay đóng học phí. Do đó, để kết luận hành vi này có vi phạm pháp luật hay không, cần xem xét cụ thể ý chí và mục đích sử dụng của cha, mẹ trong từng trường hợp cụ thể trên thực tế.

Thu, giữ tiền lì xì của con, cha mẹ có thể bị phạt lên đến 30 triệu đồng? Ý nghĩa tiền lì xì Tết?

Thu, giữ tiền lì xì của con, cha mẹ có thể bị phạt lên đến 30 triệu đồng? Ý nghĩa tiền lì xì Tết? (Hình từ Internet)

Ý nghĩa tiền lì xì Tết?

Lì xì Tết từ lâu đã trở thành một nét văn hóa truyền thống đặc sắc, mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống của người Việt. Hành động trao những phong bao lì xì không chỉ đơn thuần là một nét văn hóa, mà còn chứa đựng ý nghĩa xua đuổi tà ma, bảo vệ sức khỏe và đem lại may mắn, bình an cho người nhận trong năm mới. Đây còn được coi là biểu tượng của sự chúc phúc, với mong muốn tài lộc, thịnh vượng và những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong dịp đầu xuân năm mới.

Phong tục lì xì không chỉ dừng lại ở giá trị vật chất mà còn mang giá trị tinh thần vô cùng to lớn. Nó là sợi dây gắn kết các thế hệ trong gia đình, thể hiện tình cảm yêu thương, sự quan tâm và lòng biết ơn giữa mọi người. Từ những phong bao lì xì nhỏ bé, chúng ta trao đi những lời chúc chân thành, khơi dậy niềm vui và lan tỏa năng lượng tích cực trong dịp Tết.

Việc duy trì và phát huy nét đẹp văn hóa này không chỉ giữ gìn bản sắc truyền thống mà còn là cách để mỗi người tiếp nối những giá trị tốt đẹp, truyền cảm hứng yêu thương đến mọi thế hệ.

Lưu ý 01: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Lưu ý 02: Ngày Tết Nguyên đán 2025 (01 tháng Giêng Âm lịch) nằm trong các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP.

Lịch làm việc lại sau Tết Âm lịch Ất Tỵ của CBCCVC?

Lịch làm việc lại sau Tết Âm lịch Ất tỵ của CBCCVC được quy định tại Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH năm 2024, cụ thể như sau:

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Công văn số 8726/VPCP-KGVX ngày 26 tháng 11 năm 2024 của Văn phòng Chính phủ về việc nghỉ tết Âm lịch và một số dịp nghỉ lễ trong năm 2025, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo để các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và những người sử dụng lao động khác thực hiện lịch nghỉ tết Âm lịch, nghỉ lễ Quốc khánh, nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 01/5 năm 2025 như sau:
1. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.
...

Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ thứ Bảy ngày 25/01/2025 Dương lịch (tức ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến hết Chủ nhật ngày 02/02/2025 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, lịch làm việc lại sau Tết Âm lịch Ất tỵ của CBCCVC bắt đầu từ ngày 03/02/2025 (tức mùng 6 tháng Giêng năm Ất Tỵ)

Tiền lì xì
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thu, giữ tiền lì xì của con, cha mẹ có thể bị phạt lên đến 30 triệu đồng? Ý nghĩa tiền lì xì Tết?
Pháp luật
Cha mẹ giữ tiền lì xì của con thì có thể bị xử lý như thế nào? Và có quyền sử dụng tiền lì xì của con cho mục đích riêng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền lì xì
16 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiền lì xì

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tiền lì xì

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào