Thông tin về khoáng sản được sử dụng như thế nào và lưu trữ thông tin về khoáng sản ra sao theo quy định?
Thông tin về khoáng sản được sử dụng như thế nào?
Sử dụng thông tin về khoáng sản theo Điều 7 Luật Khoáng sản 2010 quy định như sau:
- Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản có trách nhiệm cung cấp thông tin về khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về khoáng sản phải trả phí sử dụng thông tin theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
- Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ thăm dò khoáng sản phải hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
Trường hợp sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ khai thác khoáng sản phải hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản.
- Chính phủ quy định chi tiết việc hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản cụ thể ở Điều 3 Nghị định 158/2016/NĐ-CP cụ thể:
Hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản
1. Thông tin điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản mà tổ chức, cá nhân phải hoàn trả chi phí khi sử dụng là thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản.
2. Việc hoàn trả chi phí đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản, thăm dò khoáng sản thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin để thăm dò, khai thác khoáng sản hoặc mục đích kinh doanh khác phải hoàn trả cho Nhà nước chi phí đã đầu tư. Chi phí phải hoàn trả đối với thông tin đánh giá tiềm năng khoáng sản được xác định căn cứ vào khối lượng các công trình đã thi công trong diện tích đề nghị thăm dò khoáng sản gồm: Khoan, hào, lò, giếng, đo karota lỗ khoan và mẫu xác định chất lượng khoáng sản trong các công trình nêu trên. Chi phí phải hoàn trả đối với thông tin thăm dò khoáng sản là toàn bộ các hạng mục công việc đã thi công trên diện tích đề nghị khai thác khoáng sản. Đơn giá tính hoàn trả được tính theo đơn giá hiện hành tại thời điểm tính;
b) Trường hợp các khu vực đang khai thác theo giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, chi phí phải hoàn trả được xác định trên cơ sở hiện trạng tài nguyên, trữ lượng còn lại tại thời điểm tính, đồng thời căn cứ theo chi phí bình quân tính cho một đơn vị tài nguyên (khi đánh giá tiềm năng khoáng sản) hoặc một đơn vị trữ lượng (khi thăm dò khoáng sản) được xác định theo nguyên tắc quy định tại điểm a khoản này;
...
Sử dụng thông tin về khoáng sản (Hình từ Internet)
Lưu trữ thông tin về khoáng sản như thế nào?
Lưu trữ thông tin về khoáng sản theo Điều 6 Luật Khoáng sản 2010 cụ thể:
- Báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
- Mẫu vật địa chất, khoáng sản phải được lưu giữ tại Bảo tàng địa chất thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật cụ thể ở Điều 4 Thông tư 53/2014/TT-BTNMT như sau:
Các loại mẫu vật nộp vào Bảo tàng Địa chất
1. Các mẫu đá, bao gồm: đá trầm tích, đá magma, đá biến chất, đá kiến tạo có tính chất đặc trưng, đại diện cho các thành tạo địa chất phân bố trong khu vực, diện tích thi công đề án điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản; mẫu đá mới phát hiện.
2. Các mẫu sinh vật hóa đá mới phát hiện, xác định được giống, loài và có giá trị định tuổi.
3. Các mẫu khoáng sản ở trạng thái tự nhiên bao gồm:
a) Khoáng sản nhiên liệu: than đá, than nâu;
b) Khoáng sản kim loại, gồm các loại quặng: sắt, mangan, cromit, molybden, wonfram, nickel, bismut, liti, antimon, đồng, chì, kẽm, thiếc, bauxit, titan, đất hiếm, vàng, bạc, platin;
c) Khoáng chất công nghiệp: apatit, barit, fluorit, phosphorit, serpentin, talc, asbet, vermiculit, mica, dolomit, felspat, kaolin, quarzit, magnesit, sét gốm sứ, sét chịu lửa, bentonit, cát thủy tinh, diatomit, graphit, đá hoa trắng, thạch anh;
d) Đá quý, đá bán quý: corindon, najdac, granat, canxedon, topaz, tectit, huyền, thạch anh tinh thể, beril, rubi, saphir;
đ) Các loại đá ốp lát.
Những hành vi bị cấm đối với khoáng sản?
Những hành vi bị cấm đối với khoáng sản theo Điều 8 Luật Khoáng sản 2010 quy định như sau:
- Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.
- Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản.
- Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.
- Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.
- Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?