Thông tin thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải được gửi về đâu?
- Các quy định về trình tự tham gia hoạt động điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh của các tổ chức cá nhân là trách nhiệm của ai?
- Những nội dung quản lý nào có trong dự án hạng mục điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh?
- Thông tin thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải được gửi về đâu?
Các quy định về trình tự tham gia hoạt động điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh của các tổ chức cá nhân là trách nhiệm của ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 18/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều kiện tham gia hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải đáp ứng các điều kiện về kỹ thuật, an toàn theo quy định của pháp luật, phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (quy định này không bao gồm các hoạt động quân sự, an ninh của Quân đội, Công an).
2. Bộ Quốc phòng thống nhất việc quy định trình tự, thủ tục tham gia hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh của các tổ chức, cá nhân trên phạm vi toàn quốc.
Theo đó, Bộ Quốc phòng thống nhất việc quy định trình tự, thủ tục tham gia hoạt động điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh của các tổ chức, cá nhân trên phạm vi toàn quốc.
Bên cạnh đó chị có thể xem hướng dẫn tại Điều 10 Thông tư 195/2019/TT-BQP có hiệu lực kể từ ngày 11/02/2020 để biết cụ thể chi tiết hơn về tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia hoạt động điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.
Thông tin thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải được gửi về đâu? (Hình từ Internet)
Những nội dung quản lý nào có trong dự án hạng mục điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh?
Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 18/2019/NĐ-CP có nêu:
Quản lý thực hiện các dự án, hạng mục điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Nội dung quản lý trong thực hiện dự án, hạng mục điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh bao gồm:
a) Quản lý chất lượng;
b) Quản lý tiến độ;
c) Quản lý khối lượng;
d) Quản lý chi phí đầu tư;
đ) Quản lý hợp đồng;
e) Quản lý an toàn;
g) Quản lý thông tin.
2. Bộ Quốc phòng quy định và hướng dẫn thực hiện việc quản lý chất lượng, công tác an toàn và quản lý thông tin của các dự án, hạng mục điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ; các nội dung quản lý khác thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.
Theo đó, nội dung quản lý trong thực hiện dự án, hạng mục điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh bao gồm:
- Quản lý chất lượng;
- Quản lý tiến độ;
- Quản lý khối lượng;
- Quản lý chi phí đầu tư;
- Quản lý hợp đồng;
- Quản lý an toàn;
- Quản lý thông tin.
Thông tin thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải được gửi về đâu?
Tại Điều 21 Nghị định 18/2019/NĐ-CP có quy định về điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh như sau:
Điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Điều tra, khảo sát là hoạt động bắt buộc nhằm thu thập các thông tin về tình trạng ô nhiễm bom mìn vật nổ và phải được thực hiện trước khi lập dự án, hạng mục rà phá bom mìn vật nổ.
2. Thông tin thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát phải được gửi về Trung tâm Cơ sở dữ liệu bom mìn quốc gia để lưu giữ và lập bản đồ khu vực bị ô nhiễm bom mìn vật nổ. Các thông tin từ các cuộc điều tra, khảo sát trước đó phải được thu thập và sử dụng như thông số kỹ thuật trong quá trình điều tra, khảo sát và lập dự án rà phá bom mìn vật nổ.
3. Các tổ chức khi thực hiện điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải áp dụng đầy đủ Tiêu chuẩn quốc gia về điều tra, khảo sát ô nhiễm bom mìn vật nổ, phải cung cấp tài liệu, hồ sơ liên quan, chia sẻ thông tin cho chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức khi có yêu cầu theo quy định và phải chịu trách nhiệm pháp lý, bồi thường thiệt hại do sai lệch về kết quả điều tra, khảo sát gây ra.
Như vậy, thông tin thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát phải được gửi về Trung tâm Cơ sở dữ liệu bom mìn quốc gia để lưu giữ và lập bản đồ khu vực bị ô nhiễm bom mìn vật nổ.
Các thông tin từ các cuộc điều tra, khảo sát trước đó phải được thu thập và sử dụng như thông số kỹ thuật trong quá trình điều tra, khảo sát và lập dự án rà phá bom mìn vật nổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?