Thông tin được nhập mới vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính như thế nào? Những thông tin nào được nhập mới?
Thông tin được nhập mới vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính như thế nào?
Tại Điều 10 Thông tư 13/2016/TT-BTP quy định về nhập mới thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện như sau:
Nhập mới thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
1. Bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin tiến hành nhập mới thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính sau khi đã tiến hành kiểm tra thông tin trong tài liệu về xử lý vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này.
2. Người được phân công hoặc người đứng đầu bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin tiến hành kiểm tra, đối chiếu thông tin được nhập mới với thông tin trong tài liệu về xử lý vi phạm hành chính, nếu thông tin là chính xác thì duyệt thông tin vào cơ sở dữ liệu.
3. Trường hợp phát hiện thông tin có sai sót hoặc chưa rõ thì người được phân công hoặc người đứng đầu bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin phải đề nghị cơ quan đã cung cấp thông tin bổ sung hoặc làm rõ thông tin, trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc. Sau khi nhận được thông tin bổ sung hoặc làm rõ thì duyệt thông tin vào cơ sở dữ liệu.
4. Thời hạn nhập mới thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính là 01 (một) ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra thông tin theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
5. Bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin thực hiện lưu tài liệu về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về lưu trữ sau khi đã nhập mới thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó việc nhập mới thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính sẽ do bộ phận tiếp nhận, cập nhật thông tin tiến hành theo quy định nêu trên.
Thông tin được nhập mới vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính (Hình từ Internet)
Các thông tin nào được nhập mới vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2016/TT-BTP quy định các thông tin sau đây sẽ được nhập mới vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính:
- Thông tin về: Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính; đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; đối tượng bị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;
- Số, ngày, tháng, năm ban hành: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;
- Hành vi vi phạm; hình thức xử phạt, mức phạt; biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
- Hành vi vi phạm; biện pháp xử lý hành chính bị áp dụng; thời hạn áp dụng;
- Lý do áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình; thời hạn áp dụng, ngày thi hành Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;
- Tên tổ chức, cá nhân phối hợp giám sát người chưa thành niên bị áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình;
- Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, chức danh của người ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính; Cơ quan hoặc cơ quan của người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Cơ quan của người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình, chức danh của người ra Quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình.
Nguyên tắc khi thực hiện cập nhật mới thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính là gì?
Khi thực hiện nhập mới thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính phải đảm bảo thực hiện theo đúng nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Thông tư 13/2016/TT-BTP như sau:
Nguyên tắc cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin và khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Ngoài những nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định số 20/2016/NĐ-CP ngày 30/3/2016 của Chính phủ quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính (sau đây viết tắt là Nghị định số 20/2016/NĐ-CP), quá trình cung cấp, tiếp nhận, cập nhật thông tin và khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Việc cập nhật thông tin vào và cung cấp thông tin từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính phải đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Việc cập nhật, khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính thông qua phương tiện điện tử được thực hiện bằng tài khoản truy nhập do cơ quan chủ quản Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?