Thống nhất quản lý văn bản đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo nguyên tắc nào?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là theo quy định hiện nay thì thống nhất quản lý văn bản đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo nguyên tắc nào? Câu hỏi của anh Quang Nhật đến từ Ninh Thuận.

Thống nhất quản lý văn bản đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo nguyên tắc nào?

Căn cứ tại Điều 2 Quy chế quản lý văn bản đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-BNN-HTQT năm 2010, có quy định về nguyên tắc thống nhất quản lý văn bản đối ngoại như sau:

Nguyên tắc thống nhất quản lý văn bản đối ngoại
1. Bảo đảm thực hiện hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, giữ gìn bí mật và an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật;
2. Tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ về quản lý văn bản đối ngoại, bảo vệ và thông tin tuyên truyền đối ngoại;
3. Tuân thủ Quy chế Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định số: 2116/QĐ-BNN-HTQT ngày 14/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
4. Đảm bảo tính phù hợp với các thông lệ ngoại giao quốc tế, thể hiện văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Như vậy, thì thống nhất quản lý văn bản đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo nguyên tắc sau:

- Bảo đảm thực hiện hiệu quả đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, giữ gìn bí mật và an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật;

- Tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước và của Bộ về quản lý văn bản đối ngoại, bảo vệ và thông tin tuyên truyền đối ngoại;

- Tuân thủ Quy chế Thống nhất quản lý hoạt động đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 2116/QĐ-BNN-HTQT năm 2008;

- Đảm bảo tính phù hợp với các thông lệ ngoại giao quốc tế, thể hiện văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Đối ngoại

Thống nhất quản lý văn bản đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)

Văn bản đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các loại văn bản nào?

Căn cứ tại Điều 3 Quy chế quản lý văn bản đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-BNN-HTQT năm 2010, có quy định về các hình thức văn bản đối ngoại như sau:

Các hình thức văn bản đối ngoại
Các văn bản đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm các loại văn bản sau đây:
- Công hàm (Note);
- Thư chính thức, công thư (Official Letter);
- Bản ghi nhớ (Memorandum);
- Văn bản giao dịch đối ngoại khác soạn thảo bằng tiếng nước ngoài và các văn bản tiếng Việt gửi các đối tác quốc tế.

Như vậy, thì Văn bản đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có các loại văn bản sau:

- Công hàm (Note);

- Thư chính thức, công thư (Official Letter);

- Bản ghi nhớ (Memorandum);

- Văn bản giao dịch đối ngoại khác soạn thảo bằng tiếng nước ngoài và các văn bản tiếng Việt gửi các đối tác quốc tế.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền ban hành những văn bản nào?

Căn cứ tại Điều 5 Quy chế quản lý văn bản đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành kèm theo Quyết định 115/QĐ-BNN-HTQT năm 2010, có quy định về thẩm quyền ban hành văn bản đối ngoại như sau:

Thẩm quyền ban hành văn bản đối ngoại
- Bộ trưởng, Thứ trưởng ký các văn bản giao dịch chính thức của Bộ và các thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc văn bản được ủy quyền nhân danh Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam;
- Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản đối ngoại gửi các Đại sứ và Trưởng đại diện ngoại giao, văn bản có nội dung thông tin chính thức của Bộ gửi các nước, các đại sứ quán, các cơ quan đại diện ngoại giao;
- Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế ký thừa lệnh Bộ trưởng các văn bản giao dịch với các Đại Sứ quán, Đại diện ngoại giao và đối tác quốc tế trong khuôn khổ những chương trình, dự án hợp tác quốc tế mà Bộ đang xây dựng và triển khai;
- Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ thay mặt đơn vị ký các văn bản giao dịch với đối tác cùng cấp;
- Thẩm quyền ký tắt (đối với công hàm), ký đầy đủ (đối với công thư, thỏa thuận); thẩm quyền ký văn bản đối ngoại gửi đi tương tự như thẩm quyền ký công văn trong nước. Lãnh đạo đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản đối ngoại gửi đi (cán bộ cấp Tổng cục, Cục, Vụ và tương đương) được ký theo thẩm quyền. Trường hợp nội dung văn bản đối ngoại gửi đi vượt quá thẩm quyền, đơn vị chủ trì có trách nhiệm trình Lãnh đạo Bộ ký văn bản hoặc xin ủy quyền ký thông qua Vụ Hợp tác quốc tế.

Như vậy, thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền ký các văn bản giao dịch chính thức của Bộ và các thỏa thuận quốc tế nhân danh Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc văn bản được ủy quyền nhân danh Chính phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Quản lý văn bản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có bắt buộc phải nhân bản văn bản đi đối với các văn bản giấy hay không? Trình tự quản lý văn bản đi được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thống nhất quản lý văn bản đối ngoại của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo nguyên tắc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quản lý văn bản
409 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quản lý văn bản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào