Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định một tháng thì người nộp thuế có bị phạt tiền không?
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định một tháng thì người nộp thuế có bị phạt tiền không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn là bao lâu?
- Việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế được quy định thế nào?
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định một tháng thì người nộp thuế có bị phạt tiền không?
Hình thức xử phạt đối với hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn thông báo thay đổi thông tin trong đăng ký thuế
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế mà có tình tiết giảm nhẹ;
b) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế, trừ trường hợp xử phạt theo điểm a khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế;
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định một tháng thì người nộp thuế có thể bị xử phạt theo một trong hai hình thức sau đây.
(1) Bị phạt cảnh cáo nếu thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế mà có tình tiết giảm nhẹ;
(2) Bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày nhưng không làm thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo mã số thuế mà không có tình tiết giảm nhẹ.
Trường hợp bị phạt tiền theo quy định tại mục (2) nêu trên thì người nộp thuế cần lưu ý là mức phạt này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức, nếu người nộp thuế là cá nhân thì mức phạt sẽ bằng 1/2 lần mức phạt của tổ chức. (Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP và khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 6 Nghị định 125/2020/NĐ-CP nếu người nộp thuế thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định trong các trường hợp sau đây thì không bị xử phạt theo các hình thức nêu trên:
(1) Cá nhân không kinh doanh đã được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân chậm thay đổi thông tin về chứng minh nhân dân khi được cấp thẻ căn cước công dân;
(2) Cơ quan chi trả thu nhập chậm thông báo thay đổi thông tin về chứng minh nhân dân khi người nộp thuế thu nhập cá nhân là các cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thu nhập cá nhân được cấp thẻ căn cước công dân;
(3) Thông báo thay đổi thông tin trên hồ sơ đăng ký thuế về địa chỉ người nộp thuế quá thời hạn quy định do thay đổi địa giới hành chính theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Nghị quyết của Quốc hội.
Thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn quy định một tháng thì người nộp thuế có bị phạt tiền không? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế được quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; thời hạn truy thu thuế
...
2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về thuế
a) Thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Ngày thực hiện hành vi vi phạm hành chính về thủ tục thuế là ngày kế tiếp ngày kết thúc thời hạn phải thực hiện thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế, trừ các trường hợp sau đây:
Đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a, b khoản 2, khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm a khoản 5 Điều 11; khoản 1, 2, 3 và điểm a, b khoản 4, khoản 5 Điều 13 Nghị định này, ngày thực hiện hành vi vi phạm để tính thời hiệu là ngày người nộp thuế thực hiện đăng ký thuế hoặc thông báo với cơ quan thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế
...
Như vậy, theo quy định, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế quá thời hạn là 02 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.
Việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 36 Luật Quản lý thuế 2019 quy định, việc thông báo thay đổi nội dung đăng ký thuế được thực hiện như sau:
(1) Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì thực hiện thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế cùng với việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người nộp thuế thay đổi địa chỉ trụ sở dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý, người nộp thuế phải thực hiện các thủ tục về thuế với cơ quan thuế quản lý trực tiếp theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019 trước khi đăng ký thay đổi thông tin với cơ quan đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh.
(2) Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.
(3) Trường hợp cá nhân có ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập thực hiện đăng ký thay đổi thông tin đăng ký thuế cho cá nhân và người phụ thuộc thì phải thông báo cho tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi;
Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ủy quyền của cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?