Thông báo nhu cầu tuyển chọn Hòa giải viên ở cơ sở được công khai tại những địa điểm nào theo quy định?
Thông báo nhu cầu tuyển chọn Hòa giải viên cơ sở được công khai tại những địa điểm nào theo quy định?
Quy trình bổ nhiệm Hòa giải viên được quy định tại Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC như sau:
Quy trình bổ nhiệm
1. Thông báo nhu cầu tuyển chọn Hòa giải viên
Căn cứ nhu cầu và định biên số lượng Hòa giải viên đã được phê duyệt, Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh thông báo tuyển chọn Hòa giải viên và đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, niêm yết tại trụ sở của Tòa án nhân dân nơi có nhu cầu trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày đăng thông báo, niêm yết.
2. Tiếp nhận hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên
a) Người có đủ điều kiện theo thông báo nhu cầu tuyển chọn Hòa giải viên nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên tại Tòa án nơi họ có nguyện vọng làm Hòa giải viên.
b) Tòa án nhân dân nơi nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ đã đầy đủ các giấy tờ theo quy định.
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn tiếp nhận hồ sơ, Tòa án nơi nhận hồ sơ phải tiến hành phân loại hồ sơ. Đối với các trường hợp bắt buộc phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại thì lập danh sách cử đi bồi dưỡng gửi đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh để tổng hợp báo cáo Tòa án nhân dân tối cao.
d) Vụ Tổ chức - Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao tổng hợp danh sách do Tòa án nhân dân cấp tỉnh gửi đến và làm văn bản chuyển Học viện Tòa án để tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ theo quy định.
đ) Sau khi các trường hợp được cử đi bồi dưỡng đã được cấp chứng chỉ, Tòa án nơi nhận hồ sơ lựa chọn người có đủ điều kiện và có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, bổ nhiệm (qua đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh).
...
Theo đó, thông báo nhu cầu tuyển chọn Hòa giải viên ở cơ sở được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, niêm yết tại trụ sở của Tòa án nhân dân nơi có nhu cầu trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày đăng thông báo, niêm yết.
Thông báo nhu cầu tuyển chọn Hòa giải viên ở cơ sở được công khai tại những địa điểm nào theo quy định? (hình từ internet)
Cá nhân ứng tuyển vào vị trí hòa giải viên cơ sở cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Nộp tại đâu?
Thủ tục, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên ở cơ sở được quy định tại Điều 7 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC như sau:
Thủ tục, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm
1. Thủ tục đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên gồm các tài liệu sau:
a) Tờ trình đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên (theo Mẫu số 01);
b) Danh sách Hòa giải viên đề nghị bổ nhiệm (theo Mẫu số 16a);
c) Biên bản họp và nghị quyết của Hội đồng tư vấn (theo Mẫu số 14 và Mẫu số 15);
d) Hồ sơ cá nhân của người được đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên (quy định tại khoản 2 Điều này).
2. Hồ sơ cá nhân:
a) Đơn đề nghị bổ nhiệm (theo Mẫu số 11);
b) Sơ lược lý lịch (theo Mẫu số 13);
c) Phiếu lý lịch tư pháp (được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm);
d) Giấy chứng nhận sức khỏe (do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp, còn giá trị trong 06 tháng);
đ) Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm một trong các giấy tờ sau đây:
đ1) Quyết định bổ nhiệm hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên;
đ2) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đã hoặc đang là luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác;
đ3) Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư.
e) Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
Chiếu theo quy định này, cá nhân ứng tuyển vào vị trí hòa giải viên ở cơ sở cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị bổ nhiệm;
- Sơ lược lý lịch;
- Phiếu lý lịch tư pháp (được cấp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm);
- Giấy chứng nhận sức khỏe (do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp, còn giá trị trong 06 tháng);
+ Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án gồm một trong các giấy tờ sau đây:
+ Quyết định bổ nhiệm hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên Viện kiểm sát, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên;
+ Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc đã hoặc đang là luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn khác có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công tác;
+ Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn về việc có hiểu biết về phong tục tập quán, có uy tín trong cộng đồng dân cư.
- Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại do cơ sở đào tạo của Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ người đã là Thẩm phán, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp, Thư ký viên chính, Thư ký viên cao cấp, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, Thanh tra viên.
Quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên ở cơ sở do ai ban hành?
Quy trình bổ nhiệm Hòa giải viên ở cơ sở được quy định tại Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC như sau:
Quy trình bổ nhiệm
...
3. Tư vấn lựa chọn Hòa giải viên
a) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh báo cáo Hội đồng tư vấn để xem xét, lựa chọn Hòa giải viên.
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh có văn bản, Hội đồng tư vấn tổ chức họp xem xét, thống nhất và ra nghị quyết lựa chọn người có đủ điều kiện làm Hòa giải viên
4. Ra quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên
a) Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng tư vấn, đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh trình Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên. Trường hợp từ chối bổ nhiệm, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Thông báo công khai danh sách Hòa giải viên
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định bổ nhiệm, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh công bố danh sách Hòa giải viên trên Trang thông tin điện tử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và niêm yết tại trụ sở Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc; đồng thời, gửi Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ) để quản lý và công bố trên Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân tối cao theo quy định.
Như vậy, quyết định bổ nhiệm Hòa giải viên ở cơ sở do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?