Sinh vật biến đổi gen là gì? Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối sinh vật biến đổi gen được quy định như thế nào?
Sinh vật biến đổi gen là gì? Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối sinh vật biến đổi gen được quy định như thế nào?
Về định nghĩa sinh vật biến đổi gen, căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị định 118/2020/NĐ-CP có quy định:
Sinh vật biến đổi gen là kết quả của quá trình lai quy tụ bằng phương pháp lai tạo truyền thống từ hai hoặc nhiều sự kiện chuyển gen đã được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thực phẩm, Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện sử dụng làm thức ăn chăn nuôi đồng thời tuân thủ các quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh thì được phóng thích vào môi trường, sử dụng làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi
Về Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối sinh vật biến đổi gen, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 69/2010/NĐ-CP có quy định:
Giấy chứng nhận an toàn sinh học là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp để chứng nhận sinh vật biến đổi gen an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học và được phép phóng thích vào môi trường trong các điều kiện cụ thể.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học được quy định tại Điều 22 Nghị định 69/2010/NĐ-CP như sau:
+ Sinh vật biến đổi gen đã được khảo nghiệm trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Kết quả khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt yêu cầu.
+ Sinh vật biến đổi gen được Hội đồng an toàn sinh học kết luận là an toàn đối với môi trường và đa dạng sinh học.
Sinh vật biến đổi gen là gì? Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối sinh vật biến đổi gen được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục cấp, thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học đối với sinh vật biến đổi gen?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 69/2010/NĐ-CP có quy định như sau:
- Trước hết tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học nộp ba (03) bộ hồ sơ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hồ sơ bao gồm:
+ Đơn đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;
+ Báo cáo kết quả khảo nghiệm được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận đạt yêu cầu;
+ Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học theo quy định tại Phụ lục IV của Nghị định này.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học về việc chấp nhận hồ sơ hợp lệ hoặc yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định; thời gian bổ sung, hoàn thiện hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định hồ sơ.
- Trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội đồng an toàn sinh học thẩm định hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.
- Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa thông tin Báo cáo đánh giá rủi ro của sinh vật biến đổi gen đối với môi trường và đa dạng sinh học lên trang thông tin điện tử về an toàn sinh học để lấy ý kiến công chúng và tổng hợp báo cáo Hội đồng an toàn sinh học. Thời gian lấy ý kiến công chúng tối đa là 30 ngày, kể từ ngày thông tin được đăng tải.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả thẩm định, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học thì phải thông báo và nêu rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học biết.
- Tổ chức, cá nhân đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học phải nộp phí đăng ký cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.
- Hội đồng an toàn sinh học là tổ chức tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học.
Tra cứu danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học ở đâu?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 69/2010/NĐ-CP có quy định như sau:
Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường lập Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học và công bố Danh mục trên trang thông tin điện tử về an toàn sinh học của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày cấp hoặc thu hồi Giấy chứng nhận an toàn sinh học, Bộ Tài nguyên và Môi trường bổ sung hoặc xóa tên sinh vật biến đổi gen trong Danh mục.
Hiện nay, trang thông tin điện tử về an toàn sinh học của Bộ Tài nguyên và Môi trường là: http://antoansinhhoc.vn
Theo đó, mọi người có thể truy cập trang web trên, và thực hiện các bước sau để tra cứu Danh mục sinh vật biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học:
Bước 1: Chọn tab Danh mục đã cấp phép;
Bước 2: Chọn thông tin về Danh mục, đơn vị, sự kiện được cấp phép;
Bước 3: Nhấn chọn tra cứu;
Bước 4: Xem kết quả tra cứu được hiển thị ngay tại trang web.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ủy ban nhân dân quyết định vấn đề tại phiên họp bằng hình thức nào? Trách nhiệm chủ tọa phiên họp Ủy ban nhân dân?
- Quy chế bầu cử đại hội đảng viên của đảng bộ bộ phận? Tải về mẫu quy chế bầu cử đại hội đảng viên của đảng bộ bộ phận?
- Hội đồng nhân dân quận có những Ban nào? Các lĩnh vực phụ trách của các Ban Hội đồng nhân dân quận?
- Bài thơ chúc Tết 4 chữ, 7 chữ năm 2025 mừng xuân Ất Tỵ ý nghĩa? Bài thơ về tết 7 chữ đơn giản thế nào?
- Ngày 29 tháng 1 năm 2025 là ngày gì? 29 01 2025 dương lịch là bao nhiêu âm? Ngày 29 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?