Mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới nhất như thế nào? Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải dựa trên nguyên tắc nào?
Mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới nhất như thế nào?
Mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới nhất bao gồm:
- Mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản là Mẫu MQĐ01 ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản:
Tải Mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản mới nhất: Tại đây.
- Mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (sử dụng cho cả trường hợp một hoặc nhiều cá nhân/tổ chức thực hiện một hoặc nhiều hành vi vi phạm hành chính) là Mẫu MQĐ02 ban hành theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP. Dưới đây là hình ảnh mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
Tải Mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới nhất: Tại đây.
Mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính mới nhất như thế nào? Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải dựa trên nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải dựa trên nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 67 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định việc ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải dựa trên nguyên tắc sau:
- Trường hợp một cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính mà bị xử phạt trong cùng một lần thì chỉ ra 01 quyết định xử phạt, trong đó quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm hành chính.
- Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức.
- Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì có thể ra 01 hoặc nhiều quyết định xử phạt để quyết định hình thức, mức xử phạt đối với từng hành vi vi phạm của từng cá nhân, tổ chức.
- Quyết định xử phạt có hiệu lực kể từ ngày ký, trừ trường hợp trong quyết định quy định ngày có hiệu lực khác.
Thực hiện gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành như thế nào thì đúng luật?
Căn cứ tại Điều 70 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành như sau:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.
- Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.
- Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.
Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ tại Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
- Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Người có thẩm quyền xử phạt đã ra quyết định xử phạt có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quyết định xử phạt của cá nhân, tổ chức bị xử phạt và thông báo kết quả thi hành xong quyết định cho cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính của Bộ Tư pháp, cơ quan tư pháp địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lao động hợp đồng trong Quân đội có được bình xét thi đua cuối năm không? Được tặng danh hiệu Lao động tiên tiến khi nào?
- Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định dự toán ngân sách địa phương? Thời gian quyết định dự toán ngân sách địa phương?
- Tổng hợp 18 Phụ lục công bố thông tin trên thị trường chứng khoán theo Thông tư 96 mới nhất? Tải về?
- Trong Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các phó tổ trưởng bắt buộc phải tốt nghiệp đại học?
- Tạm ứng tiền lương ăn Tết Dương lịch, người lao động có bị tính lãi? NSDLĐ có được can thiệp vào việc chi tiêu lương của NLĐ?