Mẫu hợp đồng lao động thay thế hợp đồng 68 thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập mới nhất năm 2023?
- Mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập mới nhất năm 2023?
- Thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập ra sao?
- Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động trong hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ như thế nào?
Mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập mới nhất năm 2023?
Ngày 20/6/2023, Bộ nội vụ vừa ban hành Thông tư 5/2023/TT-BNV hướng dẫn mẫu hợp đồng dịch vụ và mẫu hợp đồng lao động đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ theo Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 5/2023/TT-BNV quy định mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập mới nhất năm 2023 có dạng như sau:
Tải mẫu hợp đồng lao động thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập: Tại đây.
Mẫu hợp đồng lao động thay thế hợp đồng 68 thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập mới nhất năm 2023?
Thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
1. Đối với cơ quan hành chính: Người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ quan hành chính này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng và quyết định số lượng hợp đồng hoặc có thể phân cấp, ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là người có thẩm quyền ký hợp đồng. Trường hợp không trực tiếp ký hợp đồng thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện. Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản.
Theo như quy định trên, thẩm quyền ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ như sau:
- Đối với cơ quan hành chính người đứng đầu cơ quan hành chính mà cơ hành chính này được xác định là đầu mối được giao biên chế và kinh phí quản lý hành chính từ ngân sách nhà nước là người có thẩm quyền ký hợp đồng và quyết định số lượng hợp đồng.
Tuy nhiên, có thể phân cấp, ủy quyền bằng văn bản cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện.
- Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập là người có thẩm quyền ký hợp đồng.
Trường hợp không trực tiếp ký hợp đồng thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu đơn vị thuộc hoặc trực thuộc thực hiện.
Lưu ý: Việc ủy quyền phải được thực hiện bằng văn bản.
Nghĩa vụ và quyền lợi của người lao động trong hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP và khoản 3 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
....
2. Quyền lợi của người lao động
a) Người lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tiền lương trong hợp đồng lao động áp dụng một trong hai hình thức: Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động hoặc áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trường hợp thỏa thuận áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức thì các loại phụ cấp được hưởng (nếu có) được tính vào tiền lương; chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương thực hiện như công chức, viên chức;
b) Người lao động quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này không được tính trong biên chế được cấp có thẩm quyền giao, được áp dụng chế độ, chính sách theo quy định tại Mục II Chương II Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các quy định khác của pháp luật về chế độ, chính sách đối với công chức; khi thôi đảm nhiệm các công việc quy định tại khoản 2 Điều 4 thì không tiếp tục được hưởng chế độ, chính sách quy định tại điểm này và chuyển sang thực hiện ký hợp đồng lao động để làm công việc hỗ trợ, phục vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này nếu người lao động có nhu cầu. Việc tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm và các nội dung khác liên quan đến công tác cán bộ thực hiện theo quy định của người đứng đầu cơ quan quản lý;
c) Người lao động làm các công việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Nghĩa vụ của người lao động
a) Thực hiện các nhiệm vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động và các nhiệm vụ khác được cấp có thẩm quyền giao;
b) Tuân thủ nội quy, quy chế, điều lệ của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
c) Chấp hành quyết định của cấp có thẩm quyền quản lý.
Theo đó, người lao động trong hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ có quyền và nghĩa vụ theo quy định trên.
Thông tư 5/2023/TT-BNV có hiệu lực kể từ ngày 20/6/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tờ khai xin cấp Giấy xác nhận độc thân 2025? Tải về mẫu tờ khai xin cấp Giấy xác nhận độc thân 2025 ở đâu?
- Đăng ký tàu bay không người lái, phương tiện bay khác từ ngày 1/7/2025 quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản họp công đoàn cơ sở mới nhất năm 2025? Mẫu biên bản họp công đoàn hàng tháng thế nào?
- Mẫu đơn xin xác nhận dân sự ở địa phương mới nhất? Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân có được bảo đảm bí mật không?
- Mẫu Nghị quyết công nhận cảm tình Đảng? Tải về Mẫu Nghị quyết công nhận cảm tình Đảng của chi bộ?