Người lao động theo HĐLĐ có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y không? Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề y được tính như thế nào?
Người lao động theo HĐLĐ có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y không?
Người lao động theo HĐLĐ có được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề y không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 10 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định:
Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng làm chuyên môn, nghiệp vụ
1. Cá nhân ký kết hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện và được hưởng các quyền lợi sau đây:
a) Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
b) Đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn, điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
c) Chịu trách nhiệm về việc thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật, theo thỏa thuận trong hợp đồng và theo yêu cầu của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Thời gian làm việc theo hợp đồng lao động (không kể thời gian tập sự, thử việc) đối với trường hợp ký hợp đồng lao động làm chuyên môn, nghiệp vụ được tính làm căn cứ xếp lương theo vị trí việc làm nếu được tuyển dụng, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức. Việc xếp lương tương ứng với vị trí việc làm được tuyển dụng, tiếp nhận thực hiện theo quy định của pháp luật;
đ) Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định tại điểm a, điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định này.
...
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 111/2022/NĐ-CP quy định:
Tiêu chuẩn, điều kiện, quyền, nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng thực hiện công việc hỗ trợ, phục vụ
...
2. Quyền lợi của người lao động
a) Người lao động làm công việc hỗ trợ, phục vụ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này được hưởng tiền lương và các chế độ khác theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Tiền lương trong hợp đồng lao động áp dụng một trong hai hình thức: Áp dụng mức tiền lương theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật lao động hoặc áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức phù hợp với khả năng ngân sách của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trường hợp thỏa thuận áp dụng tiền lương theo bảng lương của công chức, viên chức thì các loại phụ cấp được hưởng (nếu có) được tính vào tiền lương; chế độ nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến tiền lương thực hiện như công chức, viên chức;
...
c) Người lao động làm các công việc quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định này được hưởng các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Theo quy định trên, đối với người ký HĐLĐ làm công việc chuyên môn thì nếu như hai bên thoả thuận áp dụng tiền lương theo bảng lương của viên chức thì các loại phụ cấp được hưởng sẽ thực hiện như viên chức, tức vẫn được hưởng phụ cấp theo Nghị định 56/2011/NĐ-CP.
Mức phụ cấp ưu đãi nghề y áp dụng đối với người lao động thường xuyên chăm sóc người bệnh HIV/AIDS?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định:
Mức phụ cấp ưu đãi
1. Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:
a) Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;
b) Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý.
2. Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:
a) Khám, điều trị, chăm sóc người bệnh cấp cứu, hồi sức cấp cứu, cấp cứu 115, truyền nhiễm;
b) Xét nghiệm, phòng chống bệnh truyền nhiễm;
c) Kiểm dịch y tế biên giới.
Theo quy định trên thì nếu người này trực tiếp làm công việc xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS lao thì mới được hưởng phụ cấp 70%.
Cách tính phụ cấp ưu đãi nghề y được tính như thế nào?
Tại Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC quy định về cách tính phụ cấp ưu đãi nghề y như sau:
- Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được xác định bằng công thức sau:
Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x Hệ số lương ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) x Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng
Ví dụ: Bà Trần Thị A là điều dưỡng trưởng khoa của bệnh viện Tâm thần TW2, đang hưởng lương ngạch điều dưỡng trung cấp, mã số ngạch 16b.121, bậc 12, hệ số lương 4,06 và hưởng 7% phụ cấp thâm niên vượt khung, hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo 0,4. Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề tháng 09/2011 của bà A như sau:
Tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề 1 tháng =830.000 đồng x4,06+0,4+(4,06 x 7%) x 70% = 2.756.802 đồng
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cúng đầu năm là gì? Tại sao cúng đầu năm? Thời điểm cúng đầu năm là mấy giờ? Mùng 1 Tết Âm lịch Ất Tỵ có phải ngày lễ lớn?
- Mẫu Thông báo làm việc xuyên Tết Nguyên đán Ất Tỵ của công ty? Shipper đi làm thêm ngày Tết thì hưởng lương như thế nào?
- Câu đối Tết 4 chữ, 7 chữ? Mẫu câu đối Tết Ất tỵ hay, ý nghĩa? Tổ chức lễ hội dịp Tết Nguyên Đán Ất tỵ phải đảm bảo nguyên tắc gì?
- Tội phản bội Tổ quốc bị xử lý như thế nào? Người chuẩn bị phạm tội phản bội Tổ quốc có bị phạt tù không?
- Lời chúc dành tặng ông bà vào ngày mồng 1 Tết Âm lịch? Lời chúc ông bà ngắn gọn? Nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà của con cháu?