Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp mới nhất năm 2024 được quy định thế nào?
- Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp mới nhất năm 2024?
- Hướng đẫn cách ghi mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp?
- Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào thời điểm nào?
- Những ngành, nghề nào có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp mới nhất năm 2024?
Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH. Dưới đây là hình ảnh mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp:
Tải Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp mới nhất năm 2023: Tại đây.
Hướng đẫn cách ghi mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp?
Căn cứ tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn cách ghi mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp như sau:
- Tên (1) và ngành nghề kinh doanh (2): Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Loại hình (3): Ghi theo đối tượng áp dụng Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH, cụ thể:
+ Doanh nghiệp nhà nước.
+ Công ty Trách nhiệm hữu hạn.
+ Công ty cổ phần/Công ty cổ phần trên 51 % vốn thuộc sở hữu Nhà nước.
+ Doanh nghiệp tư nhân.
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/Công ty 100% vốn nước ngoài.
+ Công ty hợp danh.
+ Hợp tác xã ...
+ Khác.
- Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý (4):
+ Ghi tên Công ty mẹ hoặc tập đoàn kinh tế, nếu là doanh nghiệp thành viên trong nhóm công ty.
+ Ghi tên Tổng Công ty, nếu là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty.
+ Ghi tên Sở, Ban, ngành, nếu trực thuộc Sở, Ban, ngành tại địa phương.
+ Ghi tên Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản, nếu trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.
+ Không ghi gì nếu không thuộc các loại hình trên.
- Báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trước khi cơ sở sản xuất, kinh doanh đi vào hoạt động (5): Cơ sở sản xuất, kinh doanh ghi các tiêu chí tại Phần B này nếu tiến hành đánh giá toàn diện nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động của doanh nghiệp mới nhất năm 2024 được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào thời điểm nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
2. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào các thời điểm sau đây:
a) Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời Điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định;
c) Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
3. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo các bước sau đây:
a) Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy theo quy định trên thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động vào các thời điểm sau:
- Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;
- Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời Điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định;
- Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
Những ngành, nghề nào có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
Căn cứ tại Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định 11 ngành nghề sau có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, cụ thể:
- Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế.
- Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic.
- Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại.
- Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim.
- Thi công công trình xây dựng.
- Đóng và sửa chữa tàu biển.
- Sản xuất, truyền tải và phân phối điện.
- Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản.
- Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày.
- Tái chế phế liệu.
- Vệ sinh môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên Ban Kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân là ai? Nhiệm kỳ của thành viên Ban Kiểm soát Quỹ Hỗ trợ nông dân là bao lâu?
- Mẫu báo cáo đảng viên đi nước ngoài mới nhất? Đảng viên đi nước ngoài công tác có phải chuyển sinh hoạt đảng tạm thời?
- Doanh nghiệp hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế thì có được miễn lập hồ sơ giao dịch liên kết?
- Trước 15/01, ai phải báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội?
- Có bắt buộc phải làm thủ tục hải quan để tiêu hủy đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công không tái xuất được không?