Trước 15/01, ai phải báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội?
Trước ngày 15 tháng 01, ai phải báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội?
Căn cứ tại Điều 32 Nghị định 28/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp quy định như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
1. Chủ trì, phối hợp với tổ chức công đoàn cơ sở để thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp.
2. Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm thất nghiệp, đóng bảo hiểm thất nghiệp đúng, đủ và kịp thời theo quy định của pháp luật.
3. Bảo quản hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong thời gian người lao động làm việc tại đơn vị. Xuất trình các tài liệu, hồ sơ và cung cấp thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có kiểm tra, thanh tra về bảo hiểm thất nghiệp.
4. Cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động yêu cầu.
5. Cung cấp bản sao hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc xác nhận về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc cho người lao động chậm nhất trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Thực hiện thủ tục xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để người lao động hoàn thiện hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
6. Thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc của người sử dụng lao động khi có biến động lao động làm việc tại đơn vị theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an hướng dẫn thực hiện.
7. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước.
8. Tổ chức triển khai việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động theo đúng phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
9. Sử dụng người lao động đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề theo phương án đã được phê duyệt và báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo.
10. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trước ngày 15 tháng 01 hằng năm người sử dụng lao động có trách nhiệm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của năm trước.
Trước ngày 15 tháng 01, ai phải báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội? (Hình từ Internet)
Mẫu báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là mẫu nào?
Mẫu báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là Mẫu số 33 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu báo cáo tình hình tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Đối tượng nào bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 có quy định đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
(1) Bên phía người lao động:
Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Lưu ý: Người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
(2) Bên phía người sử dụng lao động:
Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?