Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng gồm những hình thức nào? Nội dung giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân là gì?

Cho tôi hỏi: Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng gồm những hình thức nào? Câu hỏi của chị Cúc đến từ Quảng Bình.

Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng gồm những hình thức nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng
1. Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hình thức sau:
a) Giải thưởng quốc gia về chất lượng công trình xây dựng;
b) Giải thưởng công trình xây dựng chất lượng cao và các giải thưởng chất lượng khác.
2. Các nhà thầu đạt giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng quy định tại khoản 1 Điều này được xem xét ưu tiên khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Giải thưởng được làm căn cứ để xem xét ưu tiên cho nhà thầu là các giải thưởng mà nhà thầu đạt được trong thời gian 3 năm gần nhất tính đến khi đăng ký tham gia dự thầu. Chủ đầu tư có trách nhiệm quy định nội dung nêu trên trong hồ sơ mời thầu.
3. Bộ Xây dựng tổ chức và xét duyệt giải thưởng chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại khoản 4 Điều 162 Luật số 50/2014/QH13.

Như vậy theo quy định trên giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng bao gồm các hình thức sau:

- Giải thưởng quốc gia về chất lượng công trình xây dựng.

- Giải thưởng công trình xây dựng chất lượng cao và các giải thưởng chất lượng khác.

Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng gồm những hình thức nào? Nội dung giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân?

Giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng gồm những hình thức nào? Nội dung giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân? (Hình từ Internet)

Nội dung giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ
1. Việc quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện trên nguyên tắc đảm bảo an toàn cho con người, tài sản, thiết bị, công trình, các công trình lân cận và môi trường xung quanh.
2. Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân:
a) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân không có tầng hầm, có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ được tự tổ chức thực hiện thiết kế xây dựng công trình;
b) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân dưới 7 tầng hoặc có 01 tầng hầm, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện;
c) Đối với nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân từ 7 tầng trở lên hoặc có từ 02 tầng hầm trở lên, hồ sơ thiết kế phải được thẩm tra thiết kế xây dựng về nội dung an toàn công trình trước khi xin cấp giấy phép xây dựng. Việc thiết kế và thẩm tra thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện.
3. Quản lý thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân:
a) Chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ tổ chức thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn trong thi công xây dựng công trình. Khuyến khích chủ đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ tổ chức giám sát thi công xây dựng, lập và lưu trữ hồ sơ nhà ở riêng lẻ theo quy định của Nghị định này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Đối với nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm c khoản 2 Điều này việc thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
4. Nội dung giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân:
a) Biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đối với nhà ở và các công trình liền kề, lân cận;
b) Chất lượng vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị trước khi đưa vào thi công xây dựng;
c) Hệ thống giàn giáo, kết cấu chống đỡ tạm và các máy móc, thiết bị phục vụ thi công;
d) Biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.
5. Ngoài những quy định tại Điều này, việc xây dựng nhà ở riêng lẻ phải tuân thủ quy định khác của pháp luật có liên quan và quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng trong trường hợp nhà ở riêng lẻ thuộc dự án đầu tư xây dựng công trình.

Như vậy theo quy định trên nội dung giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân gồm có:

- Biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đối với nhà ở và các công trình liền kề, lân cận.

- Chất lượng vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị trước khi đưa vào thi công xây dựng.

- Hệ thống giàn giáo, kết cấu chống đỡ tạm và các máy móc, thiết bị phục vụ thi công.

- Biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.

Trình tự quản lý thi công xây dựng công trình như thế nào?

Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định trình tự quản lý thi công xây dựng công trình như sau:

- Tiếp nhận mặt bằng thi công xây dựng; thực hiện việc quản lý công trường xây dựng.

- Quản lý vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng.

- Quản lý thi công xây dựng công trình của nhà thầu.

- Giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

- Giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong quá trình thi công xây dựng công trình.

- Thí nghiệm đối chứng, thử nghiệm khả năng chịu lực của kết cấu công trình và kiểm định xây dựng trong quá trình thi công xây dựng công trình.

- Nghiệm thu giai đoạn thi công xây dựng, bộ phận công trình xây dựng (nếu có).

- Nghiệm thu hạng mục công trình, công trình hoàn thành để đưa vào khai thác, sử dụng.

- Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có).

- Lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình.

- Hoàn trả mặt bằng.

- Bàn giao công trình xây dựng.

Công trình xây dựng Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Công trình xây dựng:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công trình xây dựng không theo tuyến là gì? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối công trình xây dựng không theo tuyến gồm những gì?
Pháp luật
Công trình xây dựng được xác định loại dự án nhóm A, B hay nhóm C như thế nào theo pháp luật xây dựng hiện hành?
Pháp luật
Việc phá dỡ công trình xây dựng có được thực hiện trong trường hợp công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng không?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm bảo hành công trình xây dựng? Những nội dung liên quan đến việc bảo hành công trình xây dựng cần thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng?
Pháp luật
Bên thuê công trình xây dựng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp giá thuê công trình xây dựng tăng bất hợp lý không?
Pháp luật
Chủ đầu tư có quyền sử dụng tiền bảo hành công trình xây dựng để thuê tổ chức khác thực hiện bảo hành trong trường hợp nào?
Pháp luật
Công trình xây dựng được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh khi đáp ứng những tiêu chí nào?
Pháp luật
Trong trường hợp không có thỏa thuận thì bên bán công trình xây dựng chỉ được thu tiền của bên mua 95% giá trị hợp đồng đúng không?
Pháp luật
Nguyên tắc khi mua bán công trình xây dựng là phải kèm theo hồ sơ của công trình xây dựng đó đúng không?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng? Không lưu trữ có bị xử phạt không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình xây dựng
1,413 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình xây dựng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: