Doanh nghiệp có phải xin cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội khi mới thành lập hay không?
- Doanh nghiệp có phải xin cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội khi mới thành lập hay không?
- Việc cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp sẽ do những cơ quan nhà nước nào chịu trách nhiệm?
- Doanh nghiệp phải lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày ký hợp đồng?
Doanh nghiệp có phải xin cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội khi mới thành lập hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 122/2020/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc phối hợp, liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước:
Nguyên tắc phối hợp, liên thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước
1. Cơ quan đăng ký kinh doanh là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về mã số doanh nghiệp như sau:
Mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh
1. Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
...
Theo đó, mỗi doanh nghiệp sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký thành lập sẽ được cơ quan đăng ký cấp mã số doanh nghiêp.
Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số duy nhất gọi là mã số doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế và mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
Như vậy, doanh nghiệp khi mưới thành lập sẽ được cấp mã số doanh nghiệp, đây cũng chính là mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội. Doanh nghiệp không cần làm thêm thủ tục xin cấp mã đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội nữa.
Doanh nghiệp có phải xin cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội khi mới thành lập hay không? (Hình từ Internet)
Việc cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp sẽ do những cơ quan nhà nước nào chịu trách nhiệm?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 122/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm tổ chức thực hiện
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm:
a) Xây dựng, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để triển khai việc kết nối, chia sẻ dữ liệu số giữa các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định, biểu mẫu liên quan đến thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn cho phù hợp với quy định tại Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Như vậy, các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm trong việc cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp bao gồm:
(1) Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
(2) Bộ Tài chính,
(3) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
(4) Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Doanh nghiệp phải lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày ký hợp đồng?
Theo Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về việc giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:
a) 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu;
b) 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;
c) 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục tham gia và giải quy
Theo đó, doanh nghiệp phải lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ khi giao kết hợp đồng lao động.
Công ty lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động gửi cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?