Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Nghị định 68/2022/NĐ-CP? Chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường là gì?

Tôi muốn hỏi cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định như thế nào? Chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường là gì? Đây là câu hỏi của bạn An đến từ Vĩnh Long.

Chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Nghị định 68/2022/NĐ-CP quy định về vị trí, chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường cụ thể như sau:

Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.

Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Nghị định 68/2022/NĐ-CP? Chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường là gì?

Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Nghị định 68/2022/NĐ-CP? Chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường là gì? (Hinh từ Internet)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường là gì?

Đối với quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì tại Điều 2 Nghị định 68/2022/NĐ-CP quy định:

- Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội; dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, cơ chế, chính sách, dự án, đề án, văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các chương trình, dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc ngành, lĩnh vực do bộ quản lý.

- Trình Thủ tướng Chính phủ các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền ban hành của Thủ tướng Chính phủ.

- Phê duyệt chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; các dự án đầu tư theo phân cấp và ủy quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Ban hành thông tư, quyết định và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ; chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ, các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý của bộ sau khi được phê duyệt, ban hành; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; xây dựng, ban hành chỉ tiêu quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định kỹ thuật, chỉ tiêu thống kê, định mức kinh tế - kỹ thuật trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

- Về đất đai:

+ Chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý thống nhất đất đai trong phạm vi cả nước theo quy định của pháp luật;

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; việc lập, điều chỉnh và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; việc đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc lập và quản lý hồ sơ địa chính; việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

+ Chủ trì lập, điều chỉnh, công bố quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; trình Thủ tướng Chính phủ phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia sau khi Quốc hội quyết định; trình Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh cấp quốc gia; thẩm định kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh;

+ Thẩm định việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng theo quy định của pháp luật về đất đai;

+ Hướng dẫn việc bố trí quỹ đất cho phát triển thị trường bất động sản trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng nguyên tắc, phương pháp xác định giá đất trình Chính phủ ban hành hoặc để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; hướng dẫn việc xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất và định giá đất cụ thể theo quy định của pháp luật về đất đai; lập bản đồ giá đất;

+ Hướng dẫn, kiểm tra việc thu hồi đất, phát triển quỹ đất, quản lý quỹ đất đã thu hồi; việc đấu giá quyền sử dụng đất và quản lý sử dụng đất trong đấu thầu dự án có sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

+ Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; hướng dẫn việc xác định người sử dụng đất thuộc đối tượng được bồi thường, được hỗ trợ hoặc không được bồi thường, không được hỗ trợ; thẩm tra khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất đối với dự án đầu tư do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà phải di chuyển cả cộng đồng dân cư, làm ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống, kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa của cộng đồng, các dự án thu hồi đất liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

+ Phát hành và quản lý việc sử dụng phôi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

+ Xây dựng kế hoạch thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ; thống kê, kiểm kê theo chuyên đề hoặc đột xuất trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác thống kê, kiểm kê đất đai ở địa phương;

+ Xây dựng kế hoạch tổng thể và tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai các vùng và cả nước theo định kỳ và theo chuyên đề; công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, các vùng; xây dựng và quản lý thống nhất hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất trên phạm vi cả nước; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của cấp tỉnh;

+ Xây dựng hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai; quản lý, tổ chức vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất đai tại trung ương; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý và vận hành hệ thống theo dõi và đánh giá quản lý và sử dụng đất ở địa phương.

Và còn nhiều nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định tại Nghị định 68/2022/NĐ-CP.

Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định như thế nào?

Đối với quy định về cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì tại Điều 3 Nghị định 68/2022/NĐ-CP quy định:

- Vụ Hợp tác quốc tế.

- Vụ Kế hoạch - Tài chính.

- Vụ Khoa học và Công nghệ.

- Vụ Pháp chế.

- Vụ Tổ chức cán bộ.

- Vụ Đất đai.

- Vụ Môi trường.

- Thanh tra Bộ.

- Văn phòng Bộ.

- Tổng cục Khí tượng Thủy văn.

- Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học.

- Cục Biển và Hải đảo Việt Nam.

-. Cục Biến đổi khí hậu.

- Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường.

- Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai.

- Cục Địa chất Việt Nam.

- Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam.

- Cục Khoáng sản Việt Nam.

- Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường.

- Cục Quản lý tài nguyên nước.

- Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất.

- Cục Viễn thám quốc gia.

- Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường.

- Báo Tài nguyên và Môi trường.

- Tạp chí Tài nguyên và Môi trường.

- Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia.

- Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tài nguyên và môi trường.

Tại Điều này các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 22 là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các đơn vị quy định từ khoản 23 đến khoản 27 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ: Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Khí tượng Thủy văn; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc bộ, không bao gồm đơn vị quy định tại khoản 10 Điều này.

Vụ Kế hoạch - Tài chính có 03 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 03 phòng.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Bộ Tài nguyên và Môi trường
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quan hệ công tác giữa Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Thứ trưởng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Nhiệm vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường là hướng dẫn đánh giá khả năng chịu tải môi trường nước mặt đối với sông, hồ trong hoạt động bảo vệ môi trường nước mặt phải không?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có được chỉ định đầu mối thông tin, liên lạc với các tổ chức quốc tế đối với di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận không?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có phải là cơ quan Thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam hay không?
Pháp luật
Thời hạn lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ chuyên môn thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là bao lâu?
Pháp luật
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có bao nhiêu phòng Thanh tra? Có phòng Tiếp dân và Xử lý đơn thư không?
Pháp luật
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường những công việc gì?
Pháp luật
Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ về kiểm soát thủ tục hành chính như thế nào?
Pháp luật
Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thực hiện chức năng gì? Cơ cấu tổ chức của văn phòng Bộ được quy định như thế nào?
Pháp luật
Bộ Tài nguyên và Môi trường có những đơn vị sự nghiệp công lập nào? Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các đơn vị sự nghiệp công lập do ai quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Tài nguyên và Môi trường
18,355 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: