Thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán là gì? Cách tính khoản thu trái pháp luật do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán?
Thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 117/2020/TT-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc, phương pháp tính khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán
...
2. Nguyên tắc xác định khoản thu trái pháp luật:
a) Khoản thu trái pháp luật được xác định từ thời điểm bắt đầu thực hiện hành vi vi phạm đến thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán là giai đoạn người vi phạm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán và được ghi nhận trong Biên bản vi phạm hành chính. Thời kỳ sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán là giai đoạn người vi phạm thực hiện hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán được ghi nhận trong Biên bản vi phạm hành chính. Số lượng tài khoản tham gia thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán được xác định trong Biên bản vi phạm hành chính;
...
Như vậy, thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán là giai đoạn người vi phạm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán và được ghi nhận trong Biên bản vi phạm hành chính.
Thời kỳ sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán là giai đoạn người vi phạm thực hiện hành vi sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán được ghi nhận trong Biên bản vi phạm hành chính.
Số lượng tài khoản tham gia thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán hoặc sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán được xác định trong Biên bản vi phạm hành chính;
Thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán là gì? Cách tính khoản thu trái pháp luật do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán? (hình từ internet)
Cách tính khoản thu trái pháp luật do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán?
Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 117/2020/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Thông tư 73/2023/TT-BTC quy định khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán được tính theo công thức sau:
Khoản thu trái pháp luật = (Giá bán bình quân - Giá mua bình quân) x (Khối lượng chứng khoán bán ra – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm) - Các khoản thuế, phí phải nộp
- Giá bán bình quân = (Giá trị chứng khoán bán ra - Giá trị chứng khoán giao dịch nội nhóm) /(Khối lượng chứng khoán bán ra – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm):
- Trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong thời kỳ thao túng, giá mua bình quân được tính như sau:
+ Giá mua bình quân = (Giá trị chứng khoán mua vào - Giá trị chứng khoán giao dịch nội nhóm) /(Khối lượng chứng khoán mua vào - Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm):
- Trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra lớn hơn tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong thời kỳ thao túng, giá mua bình quân được tính như sau:
+ Giá mua bình quân = (Giá trị chứng khoán mua vào + Giá trị chứng khoán chênh lệch - Giá trị chứng khoán giao dịch nội nhóm) /(Khối lượng chứng khoán mua vào + Khối lượng chứng khoán chênh lệch – Khối lượng chứng khoán giao dịch nội nhóm). Trong đó:
+ Khối lượng chứng khoán chênh lệch = Khối lượng chứng khoán bán ra - Khối lượng chứng khoán mua vào.
+ Giá trị chứng khoán chênh lệch = Khối lượng chứng khoán chênh lệch x Giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch.
+ Giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch là giá tham chiếu của ngày bắt đầu thời kỳ thao túng:
- Khoản thu trái pháp luật đối với trường hợp trong thời kỳ thao túng thị trường chứng khoán có điều chỉnh về giá chứng khoán được tính bằng tổng khoản thu trái pháp luật trong các giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá (ngày giao dịch không hưởng quyền) và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá.
+ Khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá được tính theo công thức quy định tại khoản này.
++ Đối với trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra lớn hơn tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong giai đoạn sau khi điều chỉnh giá, giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch quy định tại điểm c khoản này là giá mua bình quân trong giai đoạn trước ngày giao dịch không hưởng quyền được điều chỉnh giá theo công thức sau:
P’=(P+Pa*a-C)/(1+a+b)
Trong đó:
P’: giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch quy định tại điểm c khoản này.
P: giá mua bình quân cổ phiếu trong giai đoạn trước ngày giao dịch không hưởng quyền.
Pa: giá cổ phiếu phát hành thêm cho quyền mua ưu đãi.
a: tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm cho quyền mua ưu đãi.
b: tỷ lệ chia cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
C: cổ tức bằng tiền.
+ Khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn trước thời điểm điều chỉnh về giá và khoản thu trái pháp luật trong giai đoạn sau khi điều chỉnh về giá được tính theo công thức quy định tại khoản này. Đối với trường hợp tổng khối lượng chứng khoán bán ra lớn hơn tổng khối lượng chứng khoán mua vào trong giai đoạn sau khi điều chỉnh giá, giá của khối lượng chứng khoán chênh lệch quy định tại điểm c khoản này là giá tham chiếu tại ngày giao dịch không hưởng quyền.
Những hành vi nào được xem là thao túng thị trường chứng khoán?
Thao túng thị trường chứng khoán được căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP như sau:
Thao túng thị trường chứng khoán là việc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Chứng khoán 2019, gồm một, một số hoặc tất cả các hành vi dưới đây:
- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hoặc thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo;
- Đặt lệnh mua và bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua, bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng khoán, cung cầu giả tạo;
- Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường;
- Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao túng giá chứng khoán;
- Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị thế đối với loại chứng khoán đó;
- Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đoàn viên bị mất việc làm được tạm dừng sinh hoạt công đoàn trong bao lâu? Đoàn viên chuyển sinh hoạt công đoàn phải thông báo với ai?
- Hoạt động cho thuê lại lao động là gì? Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo với cơ quan nào về hoạt động cho thuê lại?
- Mẫu văn bản đề nghị tạm ngừng sử dụng tài khoản đăng ký trực tuyến, mã số sử dụng cơ sở dữ liệu là mẫu nào?
- Tải về mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế mới nhất hiện nay? Thể thức và kỹ thuật trình bày công văn này thế nào?
- Sổ đăng ký là gì? Việc cập nhật nội dung hủy đăng ký biện pháp bảo đảm vào Sổ đăng ký biện pháp bảo đảm do ai thực hiện?