Thời hiệu yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam là bao lâu? Đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam cần có những nội dung gì?
- Những bản án, quyết định dân sự nào của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam?
- Thời hiệu yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam là bao lâu?
- Đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam cần có những nội dung gì?
Những bản án, quyết định dân sự nào của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam?
Theo quy định tại Điều 439 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, những bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam là:
- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không đáp ứng được một trong các điều kiện để được công nhận quy định tại điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định đó.
- Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã vắng mặt tại phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ hoặc văn bản của Tòa án nước ngoài không được tống đạt cho họ trong một thời hạn hợp lý theo quy định của pháp luật của nước có Tòa án nước ngoài đó để họ thực hiện quyền tự bảo vệ.
- Tòa án nước đã ra bản án, quyết định không có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự đó theo quy định tại Điều 440 của Bộ luật này.
- Vụ việc dân sự này đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án Việt Nam hoặc trước khi cơ quan xét xử của nước ngoài thụ lý vụ việc, Tòa án Việt Nam đã thụ lý và đang giải quyết vụ việc hoặc đã có bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước thứ ba đã được Tòa án Việt Nam công nhận và cho thi hành.
- Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật của nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định dân sự đó hoặc theo pháp luật thi hành án dân sự của Việt Nam.
- Việc thi hành bản án, quyết định đã bị hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành tại nước có Tòa án đã ra bản án, quyết định đó.
- Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thời hiệu yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 444 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thời hiệu yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam như sau:
“1. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật, người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
2. Trường hợp người yêu cầu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể yêu cầu đúng thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hạn gửi đơn.”
Như vậy, trừ trường hợp liên quan đến sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan, thời hạn để bạn có quyền yêu cầu Tòa án Việt Nam không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật.
Nội dung đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam
Đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam cần có những nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 445 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 quy định về đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam như sau:
“1. Người yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 444 của Bộ luật này phải làm đơn yêu cầu. Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam;
b) Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;
c) Yêu cầu của người phải thi hành; trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đã được thi hành một phần thì phải ghi rõ phần đã được thi hành và phần còn lại có yêu cầu không công nhận tại Việt Nam.
2. Đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.”
Như vậy, đơn yêu cầu không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam phải đảm bảo các nội dung chính sau đây:
- Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người phải thi hành; nếu người phải thi hành là cơ quan, tổ chức thì ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp người phải thi hành là cá nhân không có nơi cư trú hoặc nơi làm việc tại Việt Nam, người phải thi hành là cơ quan, tổ chức không có trụ sở chính tại Việt Nam thì trong đơn yêu cầu phải ghi rõ địa chỉ nơi có tài sản và các loại tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam;
- Họ, tên, địa chỉ nơi cư trú hoặc nơi làm việc của người được thi hành, người đại diện hợp pháp của người đó; nếu người được thi hành án là cơ quan, tổ chức thì phải ghi đầy đủ tên và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó;
- Yêu cầu của người phải thi hành; trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài đã được thi hành một phần thì phải ghi rõ phần đã được thi hành và phần còn lại có yêu cầu không công nhận tại Việt Nam.
Lưu ý: Đối vơi đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài thì phải được gửi kèm theo bản dịch ra tiếng Việt, được công chứng, chứng thực hợp pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những điểm mới của Quy chế bầu cử trong Đảng? Điều khoản thi hành của Quy chế bầu cử trong Đảng?
- Bán vật phẩm ảo trong game, mua vật phẩm trong game giữa những người chơi với nhau từ 25/12/2024 bị cấm đúng không?
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?