Thời hạn thương lượng về việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bồi thường của Bộ Khoa học và Công nghệ là bao lâu?
Thời hạn thương lượng về việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bồi thường của Bộ Khoa học và Công nghệ là bao lâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Quy trình giải quyết đơn yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 3408/QĐ-BKHCN năm 2021 quy định về tổ chức thương lượng như sau:
Tổ chức thương lượng
1. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại người giải quyết bồi thường thống nhất với người yêu cầu bồi thường về thời gian, địa điểm thương lượng.
Các bên có thể thống nhất thương lượng tại một trong các địa điểm sau đây:
a) Tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường cư trú (đối với cá nhân) hoặc đặt trụ sở (đối với tổ chức);
b) Tại trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ;
c) Tại địa điểm khác (trong trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
2. Thời hạn thương lượng là 10 ngày, kể từ ngày bắt đầu thương lượng. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu thương lượng.
Người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thương lượng nhưng không quá 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này. Việc thỏa thuận kéo dài thời hạn thương lượng phải được ghi vào biên bản thương lượng.
...
Như vậy, theo quy định thì thời hạn thương lượng về việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bồi thường của Bộ Khoa học và Công nghệ là 10 ngày, kể từ ngày bắt đầu thương lượng.
Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu thương lượng.
Thời hạn thương lượng về việc bồi thường thiệt hại thuộc trách nhiệm bồi thường của Bộ Khoa học và Công nghệ là bao lâu? (Hình từ Internet)
Việc thương lượng về bồi thường thiệt hại được thực hiện theo các bước nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 10 Quy trình giải quyết đơn yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 3408/QĐ-BKHCN năm 2021 quy định về tổ chức thương lượng như sau:
Tổ chức thương lượng
...
4. Việc thương lượng được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Người yêu cầu bồi thường trình bày ý kiến về yêu cầu bồi thường của mình và cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có);
b) Người giải quyết bồi thường công bố báo cáo xác minh thiệt hại;
c) Người giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường trao đổi, thỏa thuận về các nội dung thương lượng quy định tại khoản 5 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
d) Đại diện Lãnh đạo Bộ trình bày ý kiến;
đ) Người thi hành công vụ gây thiệt hại trình bày ý kiến (nếu có);
e) Cá nhân, đại diện các tổ chức khác phát biểu ý kiến theo yêu cầu của người chủ trì;
g) Đại diện cơ quan tài chính phát biểu ý kiến về các loại thiệt hại, mức thiệt hại, số tiền bồi thường (nếu có);
h) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường phát biểu ý kiến.
...
Như vậy, theo quy định thì việc thương lượng về bồi thường thiệt hại được thực hiện theo các bước sau đây:
(1) Người yêu cầu bồi thường trình bày ý kiến về yêu cầu bồi thường của mình và cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có);
(2) Người giải quyết bồi thường công bố báo cáo xác minh thiệt hại;
(3) Người giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường trao đổi, thỏa thuận về các nội dung thương lượng;
(4) Đại diện Lãnh đạo Bộ trình bày ý kiến;
(5) Người thi hành công vụ gây thiệt hại trình bày ý kiến (nếu có);
(6) Cá nhân, đại diện các tổ chức khác phát biểu ý kiến theo yêu cầu của người chủ trì;
(7) Đại diện cơ quan tài chính phát biểu ý kiến về các loại thiệt hại, mức thiệt hại, số tiền bồi thường (nếu có);
(8) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường phát biểu ý kiến.
Việc thương lượng về bồi thường thiệt hại có cần lập thành biên bản không?
Căn cứ khoản 5 Điều 10 Quy trình giải quyết đơn yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm bồi thường của Nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành kèm theo Quyết định 3408/QĐ-BKHCN năm 2021 quy định về tổ chức thương lượng như sau:
Tổ chức thương lượng
...
5. Việc thương lượng phải được lập thành biên bản theo quy định tại khoản 7 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và theo Mẫu số 10/BTNN ban hành kèm theo Quy trình này.
6. Trường hợp thương lượng thành thì Lãnh đạo Bộ ra Quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và Điều 12 Quy trình này.
Trường hợp thương lượng không thành, người giải quyết bồi thường giải thích cho người yêu cầu bồi thường về quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết bồi thường.
Như vậy, việc thương lượng về bồi thường thiệt hại phải được lập thành biên bản theo quy định.
Tải mẫu Biên bản kết quản thương lượng tại đây: TẢI VỀ
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?