Thời hạn, thời gian chốt số liệu gửi báo cáo nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội là khi nào? Nội dung báo cáo nghiệp vụ gồm những gì?
- Ngân hàng Chính sách xã hội phải lập và gửi báo cáo nghiệp vụ cho Bộ Tài chính theo định kỳ như thế nào?
- Nội dung báo cáo nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội gồm những gì?
- Thời hạn, thời gian chốt số liệu gửi báo cáo nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội là khi nào? Báo cáo nghiệp vụ được gửi bằng phương thức nào?
Ngân hàng Chính sách xã hội phải lập và gửi báo cáo nghiệp vụ cho Bộ Tài chính theo định kỳ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 16 Thông tư 62/2016/TT-BTC, được bổ sung bởi Điều 13 Thông tư 84/2020/TT-BTC có quy định chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán, báo cáo và công khai tài chính như sau:
Chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán, báo cáo và công khai tài chính:
...
4. Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo (bao gồm báo cáo tài chính và báo cáo nghiệp vụ) cho Bộ Tài chính theo định kỳ hàng quý, năm và đột xuất khác theo quy định của Thông tư này.
...
Như vậy, Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm lập và gửi các báo cáo báo cáo nghiệp vụ cho Bộ Tài chính theo định kỳ hàng quý, năm và đột xuất khác theo quy định của Thông tư này.
Báo cáo nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)
Nội dung báo cáo nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội gồm những gì?
Theo điểm 4.2 khoản 4 Điều 16 Thông tư 62/2016/TT-BTC, được bổ sung bởi Điều 13 Thông tư 84/2020/TT-BTC có quy định chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán, báo cáo và công khai tài chính như sau:
Chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán, báo cáo và công khai tài chính:
...
4.1. Nội dung báo cáo tài chính gồm:
a) Bảng cân đối kế toán;
b) Báo cáo thu nhập, chi phí (theo mẫu biểu 01-BC);
c) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
d) Thuyết minh báo cáo tài chính.
4.2. Nội dung báo cáo nghiệp vụ gồm:
a) Bảng cân đối tài Khoản cấp III (bao gồm cả tài Khoản ngoại bảng);
b) Báo cáo tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng (theo mẫu biểu 02-BC);
c) Báo cáo tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên (theo mẫu biểu 03-BC);
d) Báo cáo trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng, chênh lệch tỷ giá (theo mẫu biểu 04-BC);
đ) Báo cáo cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý thực tế (theo mẫu biểu 05-BC).
4.3. Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các báo cáo tài chính.
...
Theo quy định trên, nội dung báo cáo nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội gồm:
- Bảng cân đối tài Khoản cấp III (bao gồm cả tài Khoản ngoại bảng);
- Báo cáo tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng (theo mẫu biểu 02-BC);
- Báo cáo tình hình thu nhập của cán bộ công nhân viên (theo mẫu biểu 03-BC);
- Báo cáo trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng, chênh lệch tỷ giá (theo mẫu biểu 04-BC);
- Báo cáo cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý thực tế (theo mẫu biểu 05-BC).
Báo cáo nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)
Thời hạn, thời gian chốt số liệu gửi báo cáo nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội là khi nào? Báo cáo nghiệp vụ được gửi bằng phương thức nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 16 Thông tư 62/2016/TT-BTC, được bổ sung bởi Điều 13 Thông tư 84/2020/TT-BTC có quy định chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán, báo cáo và công khai tài chính như sau:
Chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán, báo cáo và công khai tài chính:
...
4.4. Thời hạn, thời gian chốt số liệu và phương thức gửi báo cáo nghiệp vụ và báo cáo thu nhập, chi phí:
a) Thời hạn gửi báo cáo:
- Báo cáo quý: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý của năm tài chính.
- Báo cáo năm: Chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
b) Thời gian chốt số liệu báo cáo quý, năm: Thời điểm bắt đầu lấy số liệu là ngày đầu tiên của quý, năm báo cáo; Thời điểm kết thúc lấy số liệu là ngày cuối cùng của quý, năm báo cáo.
c) Phương thức gửi báo cáo thực hiện theo một trong các phương thức sau:
- Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;
- Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;
- Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;
- Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
5. Kiểm tra, quyết toán tài chính
5.1. Báo cáo quyết toán tài chính hàng năm do Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội phê duyệt và gửi cho Bộ Tài chính. Việc kiểm toán và xác nhận báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của Ngân hàng Chính sách xã hội do cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện. Kết quả kiểm toán báo cáo tài chính của Ngân hàng Chính sách xã hội phải được gửi Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
5.2. Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra việc chấp hành chế độ tài chính, quyết toán cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội.
6. Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chế độ kiểm toán nội bộ, công bố kết quả hoạt động tài chính hàng năm của mình phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và phạm vi, quy mô hoạt động của mình.
Theo đó, thời hạn gửi báo cáo nghiệp vụ như sau:
- Báo cáo quý: Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý của năm tài chính.
- Báo cáo năm: Chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính;
Thời gian chốt số liệu báo cáo quý, năm:
+ Thời điểm bắt đầu lấy số liệu là ngày đầu tiên của quý, năm báo cáo;
+ Thời điểm kết thúc lấy số liệu là ngày cuối cùng của quý, năm báo cáo.
- Gửi báo cáo nghiệp vụ thực hiện theo một trong các phương thức sau:
+ Gửi trực tiếp dưới hình thức văn bản giấy;
+ Gửi qua dịch vụ bưu chính dưới hình thức văn bản giấy;
+ Gửi qua hệ thống thư điện tử hoặc hệ thống phần mềm thông tin báo cáo chuyên dùng;
+ Các phương thức khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?