Thời hạn thanh toán tiền hàng hóa xuất nhập khẩu được pháp luật quy định cụ thể như thế nào? Muộn nhất là trong bao lâu?
Nghĩa vụ thanh toán hàng hóa là của ai?
Căn cứ Điều 54 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) quy định nghĩa vụ thanh toán hàng hóa như sau:
"Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của người mua bao gồm các việc áp dụng các biện pháp tuân thủ các thủ tục mà hợp đồng hoặc luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán tiền hàng."
Do đó, nghĩa vụ thanh toán hàng hóa là của bên mua hàng.
Thời hạn thanh toán tiền hàng hóa xuất nhập khẩu
Đối với bên giao hàng hóa có nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 35; Điều 37; Điều 39 Luật Thương mại 2005 quy định nghĩa vụ đối với bên giao hàng như sau:
*Điều 35. Địa điểm giao hàng
- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng địa điểm đã thoả thuận.
- Trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
+ Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;
+ Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
+ Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
+ Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
*Điều 37. Thời hạn giao hàng
- Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.
- Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
- Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
*Điều 39. Hàng hoá không phù hợp với hợp đồng
- Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
+ Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
+ Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;
+ Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
- Bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Khoản thanh toán nước ngoài cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa thì thời hạn thanh toán muộn nhất là trong bao lâu?
Hiện tại chưa có quy định về thời hạn thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu cho nước ngoài, vấn đề này là thỏa thuận giữa các bên.
Tuy nhiên, căn cứ Điều 4 Thông tư 03/2016/TT-NHNN (Điều này được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 05/2016/TT-NHNN) việc thanh toán này được ngân hàng nhà nước quản lý và quy định về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp như sau:
- Các khoản vay tự vay tự trả dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng ký thay đổi Khoản vay nước ngoài theo quy định tại Chương III Thông tư này.
- Việc mở và sử dụng tài Khoản vay, trả nợ nước ngoài, chuyển tiền trả nợ khoản vay nước ngoài và báo cáo tình hình thực hiện khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm thực hiện theo các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
- Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là khoản nhập khẩu hàng hóa có ngày rút vốn đầu tiên trước ngày thanh toán cuối cùng.
- Ngày rút vốn của Khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là:
+ Ngày thứ chín mươi kể từ ngày phát hành chứng từ vận tải trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải;
+ Ngày thứ bốn mươi lăm kể từ ngày hoàn thành kiểm tra ghi trên tờ khai hải quan đã được thông quan trong trường hợp ngân hàng cung ứng dịch vụ tài Khoản không yêu cầu bộ chứng từ thanh toán phải có chứng từ vận tải.
- Ngày thanh toán cuối cùng được xác định là:
+ Ngày thanh toán cuối cùng của thời hạn thanh toán theo hợp đồng;
+ Ngày thanh toán thực tế cuối cùng trong trường hợp không thực hiện theo hợp đồng hoặc hợp đồng không quy định cụ thể thời hạn thanh toán.
- Thời hạn khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm là thời hạn được xác định từ ngày rút vốn đầu tiên đến ngày thanh toán cuối cùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?