Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là 60 ngày có đúng không?
Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là 60 ngày có đúng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định như sau:
Thẩm quyền và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ra quyết định chấp thuận hoặc quyết định không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo quy định của Luật này; trường hợp không chấp thuận cho các bên được hưởng miễn trừ phải nêu rõ lý do.
2. Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ là 60 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
3. Đối với vụ việc phức tạp, thời hạn ra quyết định quy định tại khoản 2 Điều này có thể được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày hết thời hạn ra quyết định.
4. Trường hợp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia vi phạm quy định về trình tự, thủ tục và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ, doanh nghiệp có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là 60 ngày kể từ ngày thụ lý hồ sơ.
Tuy nhiên, đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn ra quyết định có thể được Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia gia hạn thêm nhưng không quá 30 ngày. Việc gia hạn phải được thông báo bằng văn bản cho bên nộp hồ sơ chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày hết thời hạn ra quyết định.
Đối với trường hợp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia vi phạm quy định về trình tự, thủ tục và thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ thì doanh nghiệp có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
Thời hạn ra quyết định về việc hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm là 60 ngày có đúng không? (Hình từ internet)
Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định rằng:
Nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm
1. Doanh nghiệp dự định tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia.
2. Hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm:
a) Đơn theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
b) Dự thảo nội dung thỏa thuận giữa các bên;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; bản sao Điều lệ của hiệp hội ngành, nghề đối với trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có sự tham gia của hiệp hội ngành, nghề;
d) Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
đ) Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này kèm theo chứng cứ để chứng minh;
e) Văn bản ủy quyền của các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cho bên đại diện (nếu có).
3. Doanh nghiệp nộp hồ sơ chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.
Như vậy, hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm bao gồm:
(1) Đơn theo mẫu do Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia ban hành;
(2) Dự thảo nội dung thỏa thuận giữa các bên;
(3) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc văn bản tương đương của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm; bản sao Điều lệ của hiệp hội ngành, nghề đối với trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm có sự tham gia của hiệp hội ngành, nghề;
(4) Báo cáo tài chính của từng doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm trong 02 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ hoặc báo cáo tài chính từ thời điểm thành lập đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ đối với doanh nghiệp mới thành lập có xác nhận của tổ chức kiểm toán theo quy định của pháp luật;
(5) Báo cáo giải trình cụ thể việc đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật Cạnh tranh 2018 kèm theo chứng cứ để chứng minh;
(6) Văn bản ủy quyền của các bên tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm cho bên đại diện (nếu có).
Ngoài ra, Doanh nghiệp nộp hồ sơ chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ. Tài liệu trong hồ sơ bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt.
Quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh được quy định ra sao?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Cạnh tranh 2018 có quy định về quyền và nguyên tắc cạnh tranh trong kinh doanh như sau:
(1) Doanh nghiệp có quyền tự do cạnh tranh theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo đảm quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.
(2) Hoạt động cạnh tranh được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, công bằng và lành mạnh, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, của người tiêu dùng.




.png)





Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn 09-HD/TU 2025 về sắp xếp, bố trí CBCCVC và người lao động khi sáp nhập xã tại Hà Nội?
- Đề thi cuối học kì 2 Vật Lý 11 Kết nối tri thức năm 2025 kèm đáp án chi tiết thế nào? Tải file Đề thi cuối học kì 2 Vật Lý 11 kèm đáp án tham khảo?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 10 5 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 10 5 2025?
- Con số may mắn hôm nay 10 5 2025? 1 con số may mắn hôm nay 10 5 2025? Các con số may mắn tài lộc hôm nay theo 12 con giáp?
- 30+ mẫu lời chúc viết thiệp chúc mừng Ngày của Mẹ ngắn gọn, chân thành? Status chúc mừng Ngày của Mẹ?