Thời hạn giám định tư pháp đối với trường hợp giám định hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng là bao lâu?
- Thời hạn giám định tư pháp đối với trường hợp giám định hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng là bao lâu?
- Thời hạn giám định tư pháp đối với trường hợp giám định hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng được tính từ ngày nào?
- Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bao gồm những tài liệu nào?
Thời hạn giám định tư pháp đối với trường hợp giám định hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng là bao lâu?
Thời hạn giám định tư pháp được quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 14/2020/TT-NHNN như sau:
Thời hạn giám định tư pháp
1. Thời hạn giám định tư pháp:
a) Tối đa 09 ngày đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 Thông tư này;
b) Tối đa 01 tháng đối với trường hợp giám định tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành;
c) Tối đa 01 tháng đối với trường hợp giám định hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng;
d) Tối đa 03 tháng đối với trường hợp giám định hoạt động ngân hàng, bao gồm các hoạt động: cấp tín dụng, nhận tiền gửi và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản;
đ) Tối đa 01 tháng đối với trường hợp giám định bảo hiểm tiền gửi;
e) Tối đa 04 tháng đối với trường hợp giám định vụ việc có từ 02 nội dung giám định khác nhau trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng quy định tại Điều 3 Thông tư này trở lên hoặc có tính chất phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân.
...
Như vậy, theo quy định, thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với trường hợp giám định hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng tối đa là 01 tháng.
Thời hạn giám định tư pháp đối với trường hợp giám định hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn giám định tư pháp đối với trường hợp giám định hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng được tính từ ngày nào?
Thời hạn giám định tư pháp đối với trường hợp giám định hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng được quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 14/2020/TT-NHNN như sau:
Thời hạn giám định tư pháp
...
2. Thời hạn giám định tư pháp quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày Ngân hàng Nhà nước nhận được quyết định của người trưng cầu giám định và nhận được đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật nêu tại quyết định trưng cầu giám định; hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết được bổ sung (nếu có); hoặc từ ngày giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc được trưng cầu trực tiếp nhận được quyết định của người trưng cầu giám định và nhận được đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật nêu tại quyết định trưng cầu giám định; hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết được bổ sung (nếu có).
Như vậy, theo quy định, thời hạn giám định tư pháp đối với trường hợp giám định hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng được tính từ ngày Ngân hàng Nhà nước nhận được:
- Quyết định của người trưng cầu giám định và nhận được đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật nêu tại quyết định trưng cầu giám định; hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết được bổ sung (nếu có);
- Hoặc từ ngày giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc được trưng cầu trực tiếp nhận được quyết định của người trưng cầu giám định và nhận được đầy đủ hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật nêu tại quyết định trưng cầu giám định; hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật cần thiết được bổ sung (nếu có).
Hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bao gồm những tài liệu nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Thông tư 14/2020/TT-NHNN quy định, hồ sơ giám định tư pháp trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bao gồm các tài liệu sau đây:
(1) Quyết định trưng cầu giám định, Quyết định trưng cầu giám định bổ sung (nếu có), Quyết định trưng cầu giám định lại (nếu có) và hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật kèm theo;
(2) Văn bản của Ngân hàng Nhà nước về việc giao thực hiện giám định tư pháp;
(3) Văn bản của đơn vị được giao giám định tư pháp về việc cử giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định;
(4) Biên bản giao, nhận, mở niêm phong hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu, đồ vật, mẫu vật;
(5) Đề cương giám định;
(6) Hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc thuê máy móc, phương tiện, thiết bị, dịch vụ phục vụ việc giám định tư pháp (nếu có);
(7) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
(8) Quyết định thành lập Hội đồng giám định đối với trường hợp giám định lại lần thứ hai (nếu có);
(9) Bản ảnh giám định (nếu có);
(10) Kết luận giám định, kết luận giám định bổ sung (nếu có), kết luận giám định lại (nếu có);
(11) Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?