Thời hạn giải quyết và trả kết quả đề nghị cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sản xuất, chế biến chất phóng xạ bị mất là bao nhiêu ngày?
- Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ sản xuất, chế biến chất phóng xạ bị mất cần những gì?
- Có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sản xuất, chế biến chất phóng xạ bị mất bằng những cách thức nào?
- Thời hạn giải quyết và trả kết quả đề nghị cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sản xuất, chế biến chất phóng xạ bị mất là bao nhiêu ngày?
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ sản xuất, chế biến chất phóng xạ bị mất cần những gì?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 3 Điều 33 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về Thủ tục cấp lại giấy phép như sau:
Thủ tục cấp lại giấy phép
1. Tổ chức, cá nhân được đề nghị cấp lại giấy phép khi bị rách, nát, mất.
...
3. Thành phần hồ sơ
a) Đơn đề nghị cấp lại giấy phép theo Mẫu số 08 Phụ lục IV của Nghị định này;
b) Trường hợp giấy phép bị rách, nát: Bản gốc giấy phép bị rách, nát.
...
Theo quy định trên, nếu giấy phép tiến hành công việc bức xạ sản xuất, chế biến chất phóng xạ của tổ chức, cá nhân bị mất thì được đề nghị cấp lại giấy phép.
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ sản xuất, chế biến chất phóng xạ gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ sản xuất, chế biến chất phóng xạ theo Mẫu số 08 Phụ lục IV Ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
Tải mẫu Đơn đề nghị cấp lại giấy phép tiến hành công việc bức xạ sản xuất, chế biến chất phóng xạ tại đây: Tải về.
Cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (Hình từ Internet)
Có thể nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sản xuất, chế biến chất phóng xạ bị mất bằng những cách thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 33 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về Thủ tục cấp lại giấy phép như sau:
Thủ tục cấp lại giấy phép
...
2. Cách thức thực hiện
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này.
...
4. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 29 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ
1. Cách thức thực hiện
a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ (trừ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế) theo một trong các cách thức sau:
- Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ (trừ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN);
- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Khoa học và Công nghệ.
b) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế theo một trong các cách thức sau:
- Trực tuyến tại Cổng dịch vụ công cấp tỉnh;
- Trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính đến Trung tâm Phục vụ hành chính công hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của cơ quan chuyên môn về khoa học và công nghệ thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...
Như vậy, tổ chức, cá nhân có Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sản xuất, chế biến chất phóng xạ bị mất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép đến cơ quan có thẩm quyền theo những cách thức được quy định cụ thể trên.
Thời hạn giải quyết và trả kết quả đề nghị cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sản xuất, chế biến chất phóng xạ bị mất là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 33 Nghị định 142/2020/NĐ-CP quy định về Thủ tục cấp lại giấy phép như sau:
Thủ tục cấp lại giấy phép
...
5. Thời hạn giải quyết và trả kết quả
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;
b) Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VI của Nghị định này;
c) Thời hạn thẩm định hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí;
d) Trường hợp không đồng ý cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ: Chậm nhất trong thời hạn quy định tại điểm c khoản này, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Theo đó, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản mức phí, lệ phí đối với hồ sơ hợp lệ hoặc thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ.
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VI Ban hành kèm theo Nghị định 142/2020/NĐ-CP.
Tải mẫu Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sản xuất, chế biến chất phóng xạ bị mất tại đây: Tải về.
Thời hạn thẩm định hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép tiến hành công việc bức xạ sản xuất, chế biến chất phóng xạ bị mất là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và phí, lệ phí.
Trường hợp không đồng ý cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ: Chậm nhất trong thời hạn 10 ngày, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?