Thời hạn chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tối đa là bao lâu? Hết thời hạn này công ty có thể gia hạn không?
- Quyền làm việc của người lao động được pháp luật quy định như thế nào?
- Thời hạn chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tối đa là bao lâu?
- Người lao động phải ngừng việc do không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi đã quá thời hạn 60 ngày thì sẽ được hưởng lương như thế nào?
Quyền làm việc của người lao động được pháp luật quy định như thế nào?
Theo Điều 10 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền làm việc của người lao động như sau:
- Người lao động được tự do lựa chọn việc làm, làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.
- Người lao động được trực tiếp liên hệ với người sử dụng lao động hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm để tìm kiếm việc làm theo nguyện vọng, khả năng, trình độ nghề nghiệp và sức khỏe của mình.
Quy định về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
Thời hạn chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tối đa là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động như sau:
"Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động
1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.
Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.
2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.
3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này."
Như vậy, theo quy định nêu trên, thời hạn tối đa để công ty có thể chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động là 60 ngày (lưu ý đây là thời gian được cộng dồn trong 01 năm). Khi hết thời hạn 60 ngày này thì công ty có thể thỏa thuận với chị tiếp tục làm công việc mới. Nếu chị không đồng ý thì công ty phải cho chị trở về làm công việc cũ, trường hợp không bố trí được công việc mà công ty phải cho chị ngừng việc thì họ phải trả lương ngừng việc cho chị theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019.
Người lao động phải ngừng việc do không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động khi đã quá thời hạn 60 ngày thì sẽ được hưởng lương như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương ngừng việc như sau:
"Điều 99. Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu."
Như vậy, quá thời hạn 60 ngày, nếu công ty muốn chị tiếp tục làm công việc mới nhưng chị không đồng ý, công ty cho chị ngừng việc thì công ty sẽ phải thanh toán tiền lương trong những ngày chị ngừng việc theo như quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu mới nhất danh sách đề nghị cấp lại thẻ đảng viên bị mất của cấp ủy cơ sở và chi bộ? Hướng dẫn cách ghi?
- Tứ đại Hoa hậu là gì? Miss International có thuộc Tứ đại Hoa hậu không? Đạt giải Miss International Việt Nam có phải đóng thuế?
- Mẫu Bảng kê chi tiết hóa đơn của tổ chức, cá nhân đến thời điểm quyết toán hóa đơn mới nhất? Tải về?
- Chung kết Miss Universe 2024 ngày nào? Chung kết Miss Universe 2024 lúc mấy giờ? Hồ sơ dự thi hoa hậu quốc tế bao gồm những tài liệu nào?
- Mẫu bản kiểm điểm rút kinh nghiệm dành cho cá nhân mới nhất? Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm rút kinh nghiệm?