Thời gian tối đa để nghiên cứu một chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân là bao lâu?
- Thời gian tối đa để nghiên cứu một chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân là bao lâu?
- Chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân được xây dựng dựa trên những căn cứ nào?
- Việc phê duyệt thực hiện nhiệm vụ thuộc chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân được quy định thế nào?
- Cơ quan nào quản lý kinh phí chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân?
Thời gian tối đa để nghiên cứu một chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân là bao lâu?
Chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân được nghiên cứu trong thời gian tối đa quy định tại Điều 6 Thông tư 27/2023/TT-BCA như sau:
Chỉ đạo, quản lý, chủ trì chương trình nghiên cứu chiến lược
1. Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất chỉ đạo, quản lý việc xây dựng, triển khai các chương trình nghiên cứu chiến lược trong Công an nhân dân; phê duyệt các nhiệm vụ thuộc chương trình; quyết định đơn vị chủ trì chương trình, đơn vị chủ trì các nhiệm vụ thuộc chương trình.
2. Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an giúp Bộ trưởng thống nhất chỉ đạo, quản lý các chương trình nghiên cứu chiến lược trong Công an nhân dân; tham mưu xây dựng dự toán kinh phí, phối hợp Cục Kế hoạch và tài chính thẩm định, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an phê duyệt và phân bổ kinh phí công tác nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân.
3. Đơn vị chủ trì chương trình:
a) Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an chủ trì các chương trình nghiên cứu liên địa bàn, đa lĩnh vực hoặc theo vấn đề chung;
b) Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an chủ trì các chương trình nghiên cứu theo địa bàn hoặc lĩnh vực cụ thể thuộc chức năng được Bộ trưởng Bộ Công an phân công.
4. Thời gian thực hiện nghiên cứu một Chương trình tối thiểu 24 tháng (02 năm), tối đa 60 tháng (05 năm).
Theo quy định trên, một chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân được thực hiện nghiên cứu trong thời gian tối đa 60 tháng (05 năm).
Chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân (Hình từ Internet)
Chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân được xây dựng dựa trên những căn cứ nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BCA thì chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân được xây dựng dựa trên những căn cứ sau:
+ Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương và chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công an về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
+ Chiến lược, chính sách của quốc gia có liên quan chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân dân phục vụ bảo vệ lợi ích quốc gia.
+ Thực tiễn tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến mới tác động lớn đến lợi ích quốc gia và chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân dân cần phải tổ chức nghiên cứu, đánh giá dự báo chiến lược để kiến nghị Đảng, Nhà nước, Bộ Công an ban hành các văn bản chỉ đạo chiến lược về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
+ Yêu cầu xây dựng chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân của Công an đơn vị, địa phương thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Việc phê duyệt thực hiện nhiệm vụ thuộc chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 27/2023/TT-BCA thì căn cứ phê duyệt danh mục nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền, Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an giúp Bộ trưởng Bộ Công an, Ban chỉ đạo chương trình các nội dung:
+ Hướng dẫn các đơn vị chủ trì nhiệm vụ xây dựng hồ sơ đăng ký và tổng hợp danh mục nhiệm vụ.
+ Báo cáo Ban chỉ đạo chương trình xác định: Tên, mục tiêu, nội dung, sản phẩm, thời gian thực hiện, kinh phí của từng nhiệm vụ.
+ Tổ chức hội đồng tư vấn tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ và thẩm định dự toán kinh phí nhiệm vụ; quy trình tổ chức theo quy định Thông tư số 20/2022/TT-BCA ngày 29 tháng 4 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong Công an nhân dân.
+ Trên cơ sở kết quả của hội đồng tư vấn và thẩm định dự toán, Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Công an quyết định phê duyệt thực hiện nhiệm vụ.
Cơ quan nào quản lý kinh phí chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân?
Chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân có kinh phí thực hiện được quy định tại Điều 11 Thông tư 27/2023/TT-BCA như sau:
Kinh phí thực hiện chương trình
1. Kinh phí thực hiện chương trình nghiên cứu chiến lược được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ Công an nhân dân.
2. Việc lập, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí chương trình thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2020/TT-BCA ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trong Công an nhân dân.
3. Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an giúp Bộ trưởng Bộ Công an quản lý kinh phí các chương trình; phối hợp Cục Kế hoạch và tài chính hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo quy định pháp luật.
Như vậy, Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an giúp Bộ trưởng Bộ Công an quản lý kinh phí các chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân.
Đồng thời phối hợp Cục Kế hoạch và tài chính hướng dẫn các đơn vị thực hiện theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?