Thời gian tiếp nhận thông tin thông qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước? Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng?
Thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp cho cơ quan Kiểm toán nhà nước qua đường dây nóng bao gồm những gì?
Thông tin do tổ chức, cá nhân cung cấp cho cơ quan Kiểm toán nhà nước qua đường dây nóng được quy định tại Điều 2 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024 cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Thông tin do tổ chức, cá nhân của đơn vị được kiểm toán cung cấp cho cơ quan Kiểm toán nhà nước qua đường dây nóng gồm:
Thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán trong quá trình khảo sát thu thập thông tin để lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán, trong đó lưu ý các hành vi tham nhũng, tiêu cực được quy định tại Điều 4 Quy định 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán (chi tiết tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Quy chế này), hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước.
...
Theo đó, thông tin do tổ chức, cá nhân của đơn vị được kiểm toán cung cấp cho cơ quan Kiểm toán nhà nước qua đường dây nóng gồm:
Thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán trong quá trình khảo sát thu thập thông tin để lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Trong đó lưu ý các hành vi tham nhũng, tiêu cực được quy định tại Điều 4 Quy định 131-QĐ/TW năm 2023 ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán, hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước.
Thời gian tiếp nhận thông tin thông qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước? Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng? (Hình từ Internet)
Thời gian tiếp nhận thông tin thông qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước?
Thời gian tiếp nhận thông tin thông qua đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024 cụ thể như sau:
Tiếp nhận thông tin
1. Thanh tra Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phân công công chức tiếp nhận thông tin vào giờ hành chính của các ngày làm việc trong tuần, mở sổ theo dõi; xử lý thông tin theo chế độ “khẩn” và ưu tiên. Đối với những cuộc gọi, tin nhắn phát sinh ngoài giờ hành chính hoặc vào ngày nghỉ, lễ, tết thì điện thoại đường dây nóng sẽ ghi âm tự động cuộc gọi, công chức tiếp nhận thông tin liên hệ với người báo tin vào giờ hành chính của ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ, lễ, tết để tiếp nhận thông tin phản ánh.
2. Đối với thông tin không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước: công chức tiếp nhận thông tin tư vấn, hướng dẫn người cung cấp thông tin liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định
Theo đó, thanh tra Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phân công công chức tiếp nhận thông tin vào giờ hành chính của các ngày làm việc.
Đối với những cuộc gọi, tin nhắn phát sinh ngoài giờ hành chính hoặc vào ngày nghỉ, lễ, tết thì điện thoại đường dây nóng sẽ ghi âm tự động cuộc gọi, công chức tiếp nhận thông tin liên hệ với người báo tin vào giờ hành chính của ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ, lễ, tết để tiếp nhận thông tin phản ánh.
Lưu ý:
Đối với thông tin không thuộc thẩm quyền giải quyết của Kiểm toán nhà nước: công chức tiếp nhận thông tin tư vấn, hướng dẫn người cung cấp thông tin liên hệ với cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý theo quy định.
Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước?
Nguyên tắc quản lý, sử dụng đường dây nóng và tiếp nhận, xử lý thông tin qua đường dây nóng được quy định tại Điều 3 Quy chế quản lý, sử dụng đường dây nóng của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1392/QĐ-KTNN năm 2024 cụ thể như sau:
- Việc tiếp nhận thông tin phải được thực hiện qua số điện thoại đường dây nóng của Kiểm toán nhà nước.
+ Nội dung cuộc gọi, tin nhắn qua số điện thoại đường dây nóng phải được ghi âm, lưu trữ (thời gian lưu trữ nội dung ghi âm là 12 tháng kể từ ngày phát sinh nội dung phản ánh) và quản lý theo chế độ, quy định về lưu trữ thông tin của pháp luật và của Kiểm toán nhà nước.
- Đảm bảo điện thoại đường dây nóng hoạt động thông suốt, liên tục 24/24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần (ngoài giờ hành chính sẽ trả lời theo mẫu tin nhắn, hội thoại tự động được thiết lập sẵn).
- Công chức tiếp nhận thông tin được sử dụng đường dây nóng để liên lạc, tiếp nhận và xử lý thông tin theo quy định tại Quy chế này; nghiêm cấm sử dụng đường dây nóng vào mục đích cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?