Thời gian thực hiện hợp đồng là gì? Thời gian tạm ngừng do dịch bệnh có được tính là thời gian thực hiện hợp đồng không?
Thời gian thực hiện hợp đồng là gì?
Thời gian thực hiện hợp đồng có thể hiểu là số ngày tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến ngày mà các bên đã hoàn thành xong nghĩa vụ theo quy định trong hợp đồng.
Căn cứ vào Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời gian thực hiện hợp đồng hay hiệu lực của hợp đồng được quy định như sau:
"Điều 401. Hiệu lực của hợp đồng
1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật."
Bên cạnh đó, Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 được hướng dẫn bởi Điều 22 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/5/2021 như sau:
"Điều 22. Hiệu lực của hợp đồng bảo đảm
1. Hợp đồng bảo đảm được công chứng, chứng thực theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan hoặc theo yêu cầu thì có hiệu lực từ thời điểm được công chứng, chứng thực.
2. Hợp đồng bảo đảm không thuộc khoản 1 Điều này có hiệu lực từ thời điểm do các bên thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận thì có hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được giao kết.
3. Trường hợp tài sản bảo đảm được rút bớt theo thỏa thuận thì phần nội dung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản được rút bớt không còn hiệu lực; tài sản bảo đảm được bổ sung hoặc thay thế thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng bảo đảm liên quan đến tài sản này thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
4. Biện pháp bảo đảm chưa phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba không làm thay đổi hoặc không làm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng bảo đảm."
Như vậy, thời gian thực hiện hợp đồng hay hiệu lực của hợp đồng là thời gian tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực đến khi các bên đã hoàn thành xong nghĩa vụ của mình theo quy định như trên.
Thời gian thực hiện hợp đồng là gì? (Hình từ Internet)
Thời gian tạm ngừng do dịch bệnh có được tính là thời gian thực hiện hợp đồng không?
Căn cứ Điều 308 Luật Thương mại 2005 về tạm ngừng thực hiện hợp đồng được quy định như sau:
"Điều 308. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng."
Theo quy định trên, thì ngoài các trường hợp tạm ngừng theo Điều 294 Luật Thương mại 2005 thì tạm ngừng thực hiện hợp đồng còn bao gồm trường hợp "Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng" và trường hợp "Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng".
Các trường hợp nào được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng?
Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng được quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 như sau:
"Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm."
Theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
"Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
1.Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép."
Theo quan điểm của mình thì việc bên A được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến chống COVID là một sự kiện xảy ra khách quan, không thể lường trước được và không có cách nào khác để bên B tiếp tục thực hiện hợp đồng dịch vụ vệ sinh công nghiệp tại trụ sở của bên A vì liên quan đến quy đinh phòng chống dịch
=> Do đó, trường hợp của A và B ở đây được xác định là sự kiện bất khả kháng và là một trong những trường hợp tạm ngừng thực hiện hợp đồng
=> Thời gian sự kiện bất khả kháng sẽ không tính là thời gian thực hiện hợp đồng của hai bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?