Thời gian nghỉ hè giáo viên mầm non có được trả thu nhập tăng thêm không? Giáo viên mầm non dạy lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày thì giờ dạy trên lớp phải đảm bảo thế nào?

Theo Thông tư số 48/2011 quy định giáo viên mầm non được nghỉ lễ 2 tháng là tháng 6 và tháng 7, nhưng theo nghị quyết số 03 thì tăng thêm thu nhập ở quý I, II nhưng quý II giáo viên được nghỉ hè nên chị có thắc mắc thì cái này có tính hỗ trợ hay không? Chị Nhi (Hà Nội) đặt câu hỏi.

Thời gian nghỉ hè giáo viên mầm non có được trả thu nhập tăng thêm không?

Thời gian nghỉ hè giáo viên mầm non có được trả thu nhập tăng thêm không?

Thời gian nghỉ hè giáo viên mầm non có được trả thu nhập tăng thêm không? (Hình từ Internet)

Cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành kèm theo Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT có quy định:

Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên
1. Thời gian làm việc trong một năm của giáo viên mầm non là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần làm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ (sau đây gọi chung là dạy trẻ);
b) 04 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
c) 02 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2. Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên mầm non gồm: nghỉ hè và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a) Thời gian nghỉ hè của giáo viên là 08 tuần, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp, trợ cấp (nếu có);
b) Các ngày nghỉ khác thực hiện theo quy định của Bộ Luật lao động và các quy định hiện hành.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.

Như vậy, nếu theo quy định thì thời gian nghỉ hè giáo viên mầm non vẫn được trả lương như ngày đi làm bình thường, nếu đơn vị bố trí trả thu nhập tăng thêm vào quý trùng với thời gian nghỉ hè thì vẫn chi trả bình thường, không có quy định loại trừ.

Nhiệm vụ và quyền của giáo viên mầm non phải tuân thủ theo quy định như thế nào?

Theo Điều 27, Điều 29 Điều lệ Trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ quyền hạn của giáo viên mầm non như sau:

Điều 27. Nhiệm vụ của giáo viên
1. Bảo vệ an toàn về thể chất, tinh thần và tính mạng của trẻ em trong thời gian trẻ em ở nhà trường.
2. Thực hiện công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình giáo dục mầm non.
3. Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; thực hiện quy tắc ứng xử của giáo viên, các quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định.
4. Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ của trẻ em; chủ động phối hợp với gia đình của trẻ em để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em.
5. Tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
6. Thực hiện quy định của nhà trường và các quy định khác của pháp luật.
...
Điều 29. Quyền của giáo viên, nhân viên
1. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể, được h­ưởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.
2. Đ­ược tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường; đ­ược bảo đảm các điều kiện để thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
3. Được hưởng tiền lương, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
4. Được tạo điều kiện học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được hưởng nguyên lương, phụ cấp theo lương và các chế độ chính sách khác theo quy định khi được cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dưỡng.
5. Được khen thư­ởng, tặng danh hiệu thi đua và các danh hiệu cao quý khác theo quy định.
6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Giáo viên mầm non dạy lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày thì giờ dạy trên lớp phải đảm bảo thực hiện ra sao?

Về giờ dạy của giáo viên mầm non, được nêu rõ tại Điều 4 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo được ban hành kèm theo Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT như sau:

Giờ dạy của giáo viên
1. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
2. Đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 01 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 04 giờ/ngày và thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.
3. Đối với giáo viên dạy lớp có trẻ khuyết tật học hòa nhập, mỗi giáo viên dạy đủ số giờ theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này; trong đó, cứ có 01 trẻ khuyết tật/lớp, mỗi giáo viên được tính thêm 0,5 giờ dạy/ngày.
4. Đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 02 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần.

Theo quy định trên, đối với giáo viên dạy các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo học 02 buổi/ngày, mỗi giáo viên dạy trên lớp đủ 6 giờ/ngày.

Thực hiện các công việc chuẩn bị cho giờ dạy trên lớp cũng như các công việc khác do Hiệu trưởng quy định để quy đổi đảm bảo làm việc 40 giờ/tuần.

Giáo viên mầm non
Nghỉ hằng năm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu Danh sách giáo viên mầm non dân lập, tư thục đề nghị được hưởng chế độ hỗ trợ ở địa bàn có khu công nghiệp là mẫu nào?
Pháp luật
Giáo viên mầm non phải thực hiện phương pháp giáo dục nào khi dạy trẻ mầm non? Việc giáo dục mầm non phải hướng đến mục tiêu gì?
Pháp luật
Giáo viên mầm non được nghỉ hưu tuổi 55 theo đề xuất tại dự thảo Luật Nhà giáo? Chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo được đề xuất ra sao?
Pháp luật
Mẫu báo cáo thành tích cá nhân giáo viên mầm non năm 2024 để xét tặng danh hiệu Lao động tiên tiến, Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở thế nào?
Pháp luật
Mẫu phiếu tự đánh giá giáo viên mầm non mới nhất 2024? Tải về mẫu phiếu tự đánh giá giáo viên mầm non ở đâu?
Pháp luật
Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT về chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ra sao? Công văn 5569 hướng dẫn thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Giáo viên mầm non cốt cán là giáo viên có ít nhất mấy năm kinh nghiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ em?
Pháp luật
Giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức tốt khi nào? Quy trình đánh giá ra sao?
Pháp luật
Bảng lương giáo viên mầm non công lập mới nhất? Mức lương cao nhất, thấp nhất của giáo viên mầm non bao nhiêu?
Pháp luật
Giáo viên mầm non mới thi đỗ viên chức được chuyển về công tác tại vùng 135 có được hưởng phụ cấp thu hút 1 lần không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giáo viên mầm non
2,131 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giáo viên mầm non Nghỉ hằng năm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào