Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên trung học cơ sở được quy định như thế nào?
Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về thời gian làm việc của giáo viên tiểu học như sau:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hàng năm
1. Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;
b) 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
...
Theo đó, thời gian làm việc của giáo viên tiểu học trong năm học là 42 tuần.
Trong đó, 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học. 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới; 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
Giáo viên (Hình từ Internet)
Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học như sau:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hàng năm
...
2. Thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần, trong đó:
a) 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học;
b) 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
2a.5 Thời gian làm việc của giáo viên trường dự bị đại học là 42 tuần, trong đó:
a) 28 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch năm học;
b) 12 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, xây dựng tài liệu, nghiên cứu khoa học và một số hoạt động khác theo kế hoạch năm học;
c) 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới;
d) 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
...
Theo đó, thời gian làm việc của giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông trong năm học là 42 tuần và việc phân bổ các tuần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 nêu trên.
Thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên bao gồm những kỳ nghỉ nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT ,được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định về thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên như sau:
Thời gian làm việc, thời gian nghỉ hằng năm
...
3. Thời gian nghỉ hàng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác, cụ thể như sau:
a)6 Thời gian nghỉ hè hàng năm của giáo viên là 02 tháng (bao gồm cả nghỉ hàng năm theo quy định của Bộ Luật lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);
b) Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Theo đó, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm kỳ nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác được quy định tại khoản 3 Điều 5 nêu trên.
Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.
Xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT năm 2017 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Lưu ý: văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chính sách đối với chuyên gia cao cấp theo Nghị định 92? Kinh phí thực hiện chính sách đối với chuyên gia cao cấp theo Nghị định 92?
- Kịch bản nguồn nước được xây dựng trên cơ sở nào? Nội dung chính của Kịch bản nguồn nước bao gồm những gì?
- Đại diện theo ủy quyền của đương sự vụ án dân sự có được đề xuất kháng nghị không? Đại diện theo ủy quyền của đương sự vụ án dân sự là ai?
- Các hoạt động quản lý nhà nước khác về bảo vệ môi trường thuộc nhiệm vụ của trung ương gồm những gì?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-2:2024 quy trình thử nghiệm tiêu chuẩn phản ứng với lửa đối với vật liệu phủ sàn ra sao?