Thời gian để làm giấy khai sinh cho trẻ mới sinh là bao nhiêu ngày? Nếu quá thời gian quy định có bị ảnh hưởng gì không?
Để làm giấy khai sinh thì cần những hồ sơ gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy khai sinh?
Tùy vào từng trường hợp thì việc làm giấy khai sinh hồ sơ sẽ khác nhau:
Thứ nhất, trường hợp Hồ sơ làm Giấy khai sinh trong trường hợp không có yếu tố nước ngoài bao gồm:
- Giấy tờ bao gồm:
+ Tờ khai theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
+ Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
(Căn cứ khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014)
Trường hợp này Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp giấy khai sinh theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch 2014.
* Trường hợp hồ sơ làm Giấy khai sinh trong trường hợp có yếu tố nước ngoài bao gồm:
- Giấy tờ bao gồm:
+ Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
+ Giấy chứng sinh.
Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có văn bản của người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài thì nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ - con (nếu có).
+ Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha, mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó.
(Mục I.1 phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1872/QĐ-BTP)
Trường hợp này Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cấp huyện có thẩm quyền cấp quy định tại Điều 35 Luật Hộ tịch 2014.
Trình tự làm giấy khai sinh như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
Người có yêu cầu đăng ký khai sinh nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã/ cấp huyện có thẩm quyền.
Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
+ Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả;
+ Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp - hộ tịch cập nhật thông tin khai sinh theo hướng dẫn để lấy Số định danh cá nhân, ghi nội dung khai sinh vào Sổ đăng ký khai sinh, hướng dẫn người đi đăng ký khai sinh kiểm tra nội dung Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh, cùng người đi đăng ký khai sinh ký tên vào Sổ.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã/ cấp huyện ký 01 bản chính Giấy khai sinh cấp cho người được đăng ký khai sinh, số lượng bản sao Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu.
(Mục I.1 phần II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1872/QĐ-BTP)
Tải về mẫu tờ khai đăng ký khai sinh mới nhất 2023: Tại Đây
Tải về mẫu giấy khai sinh mới nhất 2023: Tại Đây
Làm giấy khai sinh cho trẻ mới sinh
Có quy định về thời gian làm giấy khai sinh cho em bé mới sinh không? Trong thời gian mới sinh người mẹ còn yếu không thể đi làm giấy khai sinh được? Nếu có thì quá thời hạn quy định có bị ảnh hưởng gì không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch 2014:
"Điều 15. Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em."
Căn cứ khoản 2 Điều 2 thông tư 15/2015/TT-BTP quy định :
"Điều 2. Ủy quyền đăng ký hộ tịch
...
2. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật; phạm vi uỷ quyền có thể gồm toàn bộ công việc theo trình tự, thủ tục đăng ký hộ tịch từ khi nộp hồ sơ đến khi nhận kết quả đăng ký hộ tịch.
Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người uỷ quyền."
Như vậy thời hạn làm giấy khai sinh cho trẻ là trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con. Trong trường hợp người mẹ không thể đi ra ngoài để làm giấy khai sinh cho thì có thể ủy quyền cho người thân đi làm, nhưng văn bản ủy quyền không cần phải công chứng, chứng thực. Theo quy định pháp luật thì không quy định về trường hợp vi phạm quá thời hạn làm giấy khai sinh, nên quá thời hạn sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?