Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp khi được nâng lương thì có đồng thời được thăng quân hàm không?
Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp khi được nâng lương thì có đồng thời được thăng quân hàm không?
Thăng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp khi được nâng lương được quy định theo Điều 6 Thông tư 170/2016/TT-BQP như sau:
Thăng cấp bậc quân hàm đối với quân nhân chuyên nghiệp khi được nâng lương
1. Quân nhân chuyên nghiệp được thăng cấp bậc quân hàm khi cấp bậc quân hàm đang giữ thấp hơn cấp bậc quân hàm tương ứng với mức lương được nâng theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Trường hợp cấp bậc quân hàm đang giữ bằng bậc quân hàm cao nhất theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thì chỉ xét nâng lương hoặc cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, không thăng cấp bậc quân hàm.
3. Trường hợp cấp bậc quân hàm đang giữ cao hơn bậc quân hàm cao nhất theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thì được bảo lưu.
Theo đó, quân nhân chuyên nghiệp chỉ được thăng quân hàm khi cấp bậc quân hàm đang giữ thấp hơn cấp bậc quân hàm tương ứng với mức lương được nâng theo quy định tại Điều 4 Thông tư 170/2016/TT-BQP, cụ thể:
Cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương
1. Cấp bậc quân hàm Thiếu úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương có hệ số dưới 3,95.
2. Cấp bậc quân hàm Trung úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 3,95 đến dưới 4,45.
3. Cấp bậc quân hàm Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 4,45 đến dưới 4,90.
4. Cấp bậc quân hàm Đại úy quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 4,90 đến dưới 5,30.
5. Cấp bậc quân hàm Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 5,30 đến dưới 6,10.
6. Cấp bậc quân hàm Trung tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 6,10 đến dưới 6,80.
7. Cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp tương ứng với mức lương từ hệ số 6,80 trở lên.
Ngoài ra, theo khoản 2 Điều 16 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định bậc quân hàm cao nhất của quân nhân chuyên nghiệp gồm:
- Loại cao cấp là Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp;
- Loại trung cấp là Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
- Loại sơ cấp là Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.
Như vậy, trường hợp cấp bậc quân hàm đang giữ bằng bậc quân hàm cao nhất thì chỉ xét nâng lương hoặc cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, không thăng quân hàm.
Trường hợp cấp bậc quân hàm đang giữ cao hơn bậc quân hàm cao nhất thì được bảo lưu.
Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp khi được nâng lương thì có đồng thời được thăng quân hàm không? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền thăng cấp bậc quân hàm đối với Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp?
Thẩm quyền thăng cấp bậc quân hàm được quy định theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 170/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 12/2021/TT-BQP) như sau:
Thẩm quyền nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng hạng, phong, thăng cấp bậc quân hàm; hạ bậc lương, loại, nhóm, hạng, giáng cấp bậc quân hàm; kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ và cho thôi phục vụ đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
...
3. Thẩm quyền của người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng trừ các doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Bộ Quốc phòng:
a) Nâng lương, chuyển nhóm đối với quân nhân chuyên nghiệp có hệ số lương dưới 6,80; thăng cấp bậc quân hàm từ Trung úy đến Trung tá quân nhân chuyên nghiệp;
b) Nâng lương, chuyển nhóm đối với công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,20;
c) Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ đối với quân nhân chuyên nghiệp có cấp bậc quân hàm Trung tá trở xuống gồm:
- Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ dưới một năm;
- Kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ từ một năm (đủ 12 tháng) đến không quá 5 năm sau khi có quyết định phê duyệt của Tổng Tham mưu trưởng quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Cấp có thẩm quyền thăng cấp bậc quân hàm, nâng lương đến cấp bậc, hệ số mức lương nào thì có thẩm quyền cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đến cấp bậc, hệ số mức lương đó.
...
Theo quy định trên thì người chỉ huy đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng (trừ các doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Bộ Quốc phòng) có thẩm quyền thăng cấp bậc quân hàm đối với Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp.
Thời gian thực hiện thăng cấp bậc quân hàm đối với Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp là khi nào?
Thời gian thực hiện thăng cấp bậc quân hàm được quy định theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 170/2016/TT-BQP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 12/2021/TT-BQP) như sau:
Hồ sơ và thời gian thực hiện
...
2. Thời gian thực hiện:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xét, quyết định nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm, thăng cấp bậc quân hàm Thượng tá quân nhân chuyên nghiệp; nâng lương, nâng loại, chuyển nhóm công nhân quốc phòng; nâng lương, thăng hạng viên chức quốc phòng; cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 4 Điều 9 Thông tư này vào tháng 7 hằng năm.
b) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng xét, quyết định kéo dài tuổi phục vụ tại ngũ thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 9 Thông tư này vào tháng cuối hằng quý; đơn vị báo cáo đề nghị về Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu (qua Cục Quân lực) trước 3 tháng (90 ngày) tính đến thời điểm quân nhân chuyên nghiệp hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo cấp bậc quân hàm.
c) Đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng xét, quyết định nâng lương, chuyển nhóm, thăng cấp bậc quân hàm quân nhân chuyên nghiệp; nâng lương, chuyển nhóm công nhân và viên chức quốc phòng; cho hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung thuộc thẩm quyền theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 9 Thông tư này vào tháng 7 hằng năm.
d) Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu được cấp có thẩm quyền xét nâng lương trước thời hạn. Việc xét nâng lương trước thời hạn thực hiện vào tháng cuối hằng quý”.
Theo quy định thời gian thực hiện thăng cấp bậc quân hàm đối với Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp là vào tháng 7 hằng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?