Thiết bị xác định hàm lượng vàng và chất chuẩn hàm lượng vàng của tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Thiết bị xác định hàm lượng vàng của tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng cần đáp ứng những yêu cầu gì?
- Tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng sử dụng chất chuẩn hàm lượng vàng cần bảo đảm những yêu cầu gì?
- Giới hạn sai số của kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ là bao nhiêu?
Thiết bị xác định hàm lượng vàng của tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN giải thích về Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng vàng từ 8 Kara (tương đương 33,3%) trở lên, đã qua gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu trang sức, trang trí mỹ thuật.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định đối với hoạt động thử nghiệm xác định hàm lượng vàng trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ như sau:
Đối với hoạt động thử nghiệm xác định hàm lượng vàng trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ
Tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng được chỉ định theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này phải thực hiện các quy định về đo lường sau đây:
1. Thiết bị xác định hàm lượng vàng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có phạm vi đo phù hợp với hàm lượng vàng cần đo;
b) Có giới hạn sai số không lớn hơn 1/2 giới hạn sai số của kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Được hiệu chuẩn định kỳ một (01) năm một (01) lần tại tổ chức đăng ký cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn theo quy định của Luật Đo lường; giấy chứng nhận hiệu chuẩn phải còn thời hạn giá trị.
...
Theo đó, tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng được chỉ định theo quy định phải thực hiện các quy định về đo lường.
Đối với thiết bị xác định hàm lượng vàng phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Có phạm vi đo phù hợp với hàm lượng vàng cần đo;
- Có giới hạn sai số không lớn hơn 1/2 giới hạn sai số của kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng quy định tại khoản 3 Điều này;
- Được hiệu chuẩn định kỳ 01 năm một lần tại tổ chức đăng ký cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn theo quy định của Luật Đo lường; giấy chứng nhận hiệu chuẩn phải còn thời hạn giá trị.
Thử nghiệm xác định hàm lượng vàng (hình từ Internet)
Tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng sử dụng chất chuẩn hàm lượng vàng cần bảo đảm những yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định như sau:
Đối với hoạt động thử nghiệm xác định hàm lượng vàng trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ
...
2. Chất chuẩn hàm lượng vàng được sử dụng để định kỳ kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị xác định hàm lượng vàng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Có giá trị hàm lượng vàng phù hợp với phạm vi đo của thiết bị xác định hàm lượng vàng cần kiểm tra, hiệu chuẩn;
b) Độ không bảo đảm đo của giá trị hàm lượng vàng không lớn hơn hơn 7/10 giới hạn sai số của thiết bị xác định hàm lượng vàng cần kiểm tra, hiệu chuẩn;
c) Đã được thử nghiệm hoặc so sánh tại tổ chức cung cấp dịch vụ thử nghiệm chuẩn đo lường theo quy định của Luật Đo lường hoặc tại cơ quan quốc gia về chứng nhận chất chuẩn của nước ngoài hoặc tại phòng thí nghiệm đã liên kết chuẩn đo lường tới cơ quan quốc gia về chứng nhận chất chuẩn của nước ngoài. Giấy chứng nhận kết quả thử nghiệm hoặc so sánh (Certificate of analysis) phải còn thời hạn giá trị.
...
Theo đó, chất chuẩn hàm lượng vàng được sử dụng để định kỳ kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị xác định hàm lượng vàng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Có giá trị hàm lượng vàng phù hợp với phạm vi đo của thiết bị xác định hàm lượng vàng cần kiểm tra, hiệu chuẩn;
- Độ không bảo đảm đo của giá trị hàm lượng vàng không lớn hơn hơn 7/10 giới hạn sai số của thiết bị xác định hàm lượng vàng cần kiểm tra, hiệu chuẩn;
- Đã được thử nghiệm hoặc so sánh tại tổ chức cung cấp dịch vụ thử nghiệm chuẩn đo lường theo quy định của Luật Đo lường hoặc tại cơ quan quốc gia về chứng nhận chất chuẩn của nước ngoài hoặc tại phòng thí nghiệm đã liên kết chuẩn đo lường tới cơ quan quốc gia về chứng nhận chất chuẩn của nước ngoài. Giấy chứng nhận kết quả thử nghiệm hoặc so sánh (Certificate of analysis) phải còn thời hạn giá trị.
Giới hạn sai số của kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ là bao nhiêu?
Đối với hoạt động thử nghiệm xác định hàm lượng vàng trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ theo khoản 3 Điều 5 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định, giới hạn sai số của kết quả thử nghiệm xác định hàm lượng vàng trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ quy định cụ thể như sau:
- 1‰ đối với vàng có hàm lượng từ 99,9 % trở lên;
- 2‰ với vàng hợp kim có hàm lượng từ 80 % đến dưới 99,9 %;
- 3‰ đối với vàng hợp kim có hàm lượng dưới 80 %.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?