Thiết bị lưu khóa bí mật cấp bởi tổ chức chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phải khôi phục khi nào?
- Thiết bị lưu khóa bí mật cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phải khôi phục khi nào?
- Hồ sơ đề nghị khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ gồm những gì?
- Quy trình khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ được thực hiện ra sao?
- Thuê bao được khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có trách nhiệm gì trong việc sử dụng thiết bị này?
Thiết bị lưu khóa bí mật cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phải khôi phục khi nào?
Tại khoản 21 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP có giải thích thiết bị lưu khóa bí mật là thiết bị vật lý chứa chứng thư số và khóa bí mật của thuê bao.
Dẫn chiếu đến Điều 73 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật
1. Trường hợp phải khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật:
a) Thiết bị lưu khóa bí mật sẽ bị khóa khi nhập sai mật khẩu quá số lần quy định do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ thiết lập;
b) Để thiết bị lưu khóa bí mật hoạt động trở lại, cần phải thực hiện quy trình khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật;
c) Chỉ có tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ và các tổ chức được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ ủy quyền mới có quyền khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật;
d) Danh sách các tổ chức được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ ủy quyền khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật được công bố trên trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
...
Chiếu theo quy định này thì thiết bị lưu khóa bí mật cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phải khôi phục trong các trường hợp sau:
- Thiết bị lưu khóa bí mật sẽ bị khóa khi nhập sai mật khẩu quá số lần quy định do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ thiết lập;
- Để thiết bị lưu khóa bí mật hoạt động trở lại, cần phải thực hiện quy trình khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật;
- Chỉ có tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ và các tổ chức được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ ủy quyền mới có quyền khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật;
- Danh sách các tổ chức được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ ủy quyền khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật được công bố trên trang thông tin điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Thiết bị lưu khóa bí mật cấp bởi tổ chức chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ phải khôi phục khi nào? (hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ gồm những gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 73 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ gồm:
Khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật
...
2. Hồ sơ khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật:
Văn bản đề nghị khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật của thuê bao có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị khôi phục thiết bị khóa bí mật sẽ gồm văn bản đề nghị khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật của thuê bao có xác nhận của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp.
Quy trình khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ được thực hiện ra sao?
Tại khoản 3 Điều 73 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về quy trình khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ được thực hiện như sau:
- Thuê bao đề nghị khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật có xác nhận của cơ quan quản lý trực tiếp gửi đến tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ;
- Trong thời gian 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ hoặc tổ chức được ủy quyền khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật thực hiện việc khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật và thông báo cho thuê bao đề nghị khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật và cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp biết.
Thuê bao được khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có trách nhiệm gì trong việc sử dụng thiết bị này?
Theo Điều 74 Nghị định 130/2018/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của thuê bao được khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trong việc quản lý thiết bị như sau:
- Thiết bị lưu khóa bí mật phải được quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Không được dùng các công cụ, chương trình hay bất cứ hình thức nào khác làm thay đổi dữ liệu hoặc làm hư hỏng thiết bị lưu khóa bí mật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?