Thiết bị đầu cuối là gì? Đại lý dịch vụ viễn thông được quyền thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm nào?
Thiết bị đầu cuối là gì?
Thiết bị đầu cuối được giải thích tại khoản 3 Điều 3 Luật Viễn thông 2009 như sau:
Thiết bị đầu cuối là thiết bị viễn thông cố định hoặc di động được đấu nối vào điểm kết cuối của mạng viễn thông để gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin của người sử dụng.
Thiết bị đầu cuối (Hình từ Internet)
Đại lý dịch vụ viễn thông được quyền thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm nào?
Đại lý dịch vụ viễn thông được quyền thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm nào, thì theo khoản 1 Điều 15 Luật Viễn thông 2009 như sau:
Quyền, nghĩa vụ của đại lý dịch vụ viễn thông
Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại Luật thương mại, đại lý dịch vụ viễn thông còn có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông;
2. Thực hiện việc cung cấp, bán lại dịch vụ viễn thông theo quy định của Luật này;
3. Từ chối cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin;
5. Yêu cầu doanh nghiệp viễn thông ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông hướng dẫn, cung cấp thông tin về dịch vụ viễn thông và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của doanh nghiệp viễn thông đó;
6. Thực hiện thời gian cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định của chính quyền địa phương;
7. Cung cấp dịch vụ viễn thông theo chất lượng và giá cước trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông.
Theo đó, Đại lý dịch vụ viễn thông được quyền thiết lập hệ thống thiết bị đầu cuối tại địa điểm được sử dụng để cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông tại địa điểm đó theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông.
Tổ chức, cá nhân trước khi đưa thiết bị đầu cuối thuộc Danh mục thiết bị viễn thông có khả năng gây mất an toàn vào lưu thông trên thị trường phải làm gì?
Tổ chức, cá nhân trước khi đưa thiết bị đầu cuối thuộc Danh mục thiết bị viễn thông có khả năng gây mất an toàn vào lưu thông trên thị trường phải làm gì, thì theo khoản 1 Điều 52 Luật Viễn thông 2009 như sau:
Quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông
1. Tổ chức, cá nhân trước khi đưa thiết bị đầu cuối thuộc Danh mục thiết bị viễn thông có khả năng gây mất an toàn vào lưu thông trên thị trường hoặc kết nối vào mạng viễn thông công cộng phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy.
2. Doanh nghiệp viễn thông trước khi đưa các thiết bị mạng, thiết bị đo lường tính giá cước thuộc Danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định vào hoạt động phải thực hiện việc kiểm định.
3. Doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm công bố, kiểm tra, kiểm soát chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông thuộc Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng.
4. Việc thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông giữa Việt Nam với quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; giữa tổ chức đánh giá sự phù hợp của Việt Nam với tổ chức đánh giá sự phù hợp của quốc gia, vùng lãnh thổ được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố tiêu chuẩn quốc gia về viễn thông sau khi thống nhất với Bộ Thông tin và Truyền thông.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:
a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định đánh giá sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật về thiết bị viễn thông, mạng và dịch vụ viễn thông;
b) Thực hiện quản lý chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông;
c) Ban hành Danh mục thiết bị viễn thông có khả năng gây mất an toàn, Danh mục thiết bị viễn thông bắt buộc kiểm định, Danh mục mạng và dịch vụ viễn thông bắt buộc quản lý chất lượng;
d) Quản lý hoạt động của tổ chức đánh giá sự phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông phục vụ yêu cầu quản lý chất lượng thiết bị, mạng và dịch vụ viễn thông.
Theo đó, tổ chức, cá nhân trước khi đưa thiết bị đầu cuối thuộc Danh mục thiết bị viễn thông có khả năng gây mất an toàn vào lưu thông trên thị trường phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và sử dụng dấu hợp quy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân ép buộc người khác uống rượu bia có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu biên bản họp tổ đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm 2024 thế nào? Tải về Mẫu biên bản họp tổ đảng đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm 2024?
- Hướng dẫn tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất? Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất?
- Hướng dẫn xác định mức lương tối thiểu vùng? Tiền lương có được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng?
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong công tác xây dựng pháp luật cần có trách nhiệm như thế nào?