Thị trường không tập trung là gì? Ngân hàng thương mại được giao kết và thực hiệp hợp đồng nào trên thị trường không tập trung?
Thị trường không tập trung là gì?
Thị trường không tập trung được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-NHNN thì thị trường không tập trung là thị trường mua, bán sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa mà không được mua, bán trên Sàn giao dịch hàng hóa.
Thị trường không tập trung là gì? Ngân hàng thương mại được giao kết và thực hiệp hợp đồng nào trên thị trường không tập trung? (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại được giao kết và thực hiệp hợp đồng nào trên thị trường không tập trung?
Ngân hàng thương mại được giao kết và thực hiệp hợp đồng nào trên thị trường không tập trung, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 40/2016/TT-NHNN như sau:
Phạm vi cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa đối với khách hàng trên thị trường không tập trung
1. Ngân hàng thương mại được giao kết và thực hiện hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa với khách hàng trên thị trường không tập trung, bao gồm:
a) Hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa là hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, theo đó ngân hàng thương mại và khách hàng thỏa thuận đồng thời mua và bán cùng một loại hàng hóa cơ sở, khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở và thời điểm xác định trong thời hạn hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa còn hiệu lực; theo đó, một bên sẽ mua theo mức giá cố định, đồng thời bán theo giá tham chiếu và bên còn lại sẽ bán theo mức giá cố định, đồng thời mua theo giá tham chiếu vào thời điểm xác định trong thời hạn hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa còn hiệu lực; việc thanh toán giữa ngân hàng thương mại và khách hàng được thực hiện trên cơ sở phần chênh lệch mức giá cố định với giá tham chiếu và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở;
b) Hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa là hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa, theo đó ngân hàng thương mại bán cho khách hàng quyền (nhưng không phải nghĩa vụ bắt buộc) được mua một khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở tại một mức giá thực hiện vào thời điểm xác định trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa còn hiệu lực. Trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa còn hiệu lực, trường hợp giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở cao hơn mức giá thực hiện, nếu có yêu cầu của khách hàng về việc thực hiện quyền, ngân hàng thương mại phải thực hiện thanh toán cho khách hàng khoản tiền được tính trên cơ sở phần chênh lệch giữa mức giá thực hiện với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở và khối lượng danh nghĩa hàng hóa cơ sở; trường hợp giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở thấp hơn mức giá thực hiện, thì không phát sinh việc thanh toán giữa ngân hàng thương mại với khách hàng về chênh lệch giữa mức giá thực hiện với giá tham chiếu của hàng hóa cơ sở. Khách hàng phải trả phí cho ngân hàng thương mại theo thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa để mua quyền chọn mua giá cả hàng hóa; khoản phí này có thể thanh toán một lần hoặc nhiều lần trong thời hạn hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua giá cả hàng hóa còn hiệu lực theo thỏa thuận tại hợp đồng không tiêu chuẩn về quyền chọn mua phái sinh giá cả hàng hóa;
…
Như vậy, theo quy định trên thì Ngân hàng thương mại được giao kết và thực hiện hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa với khách hàng trên thị trường không tập trung.
Hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa được lập dưới hình thức nào?
Hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa được lập dưới hình thức được quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 40/2016/TT-NHNN như sau:
Hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa
1. Ngân hàng thương mại thỏa thuận với khách hàng về việc cung ứng sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa tại hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa phù hợp với các quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan. Hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa tối thiểu phải có các nội dung sau:
a) Tên, địa chỉ của ngân hàng thương mại; tên, địa chỉ của khách hàng;
b) Giao dịch gốc; loại hàng hóa cơ sở; khối lượng hàng hóa cơ sở; giá hàng hóa cơ sở áp dụng trong giao dịch gốc; thời hạn giao dịch gốc còn hiệu lực; lịch thanh toán của giao dịch gốc;
c) Các mức giá để thực hiện sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa;
d) Thời hạn giao dịch của hợp đồng;
đ) Ngày thanh toán định kỳ và phương thức thanh toán;
e) Các khoản thanh toán;
g) Hiệu lực của hợp đồng;
h) Quyền và trách nhiệm của các bên;
i) Các trường hợp thay đổi và chấm dứt hợp đồng trước hạn; thỏa thuận phạt vi phạm.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa có thể có các nội dung khác do các bên thỏa thuận phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
3. Ngân hàng thương mại và khách hàng có thể thỏa thuận áp dụng Hợp đồng mẫu của Hiệp hội Hoán đổi và Phái sinh quốc tế với điều kiện các nội dung của hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa không trái với quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.
4. Hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa được lập dưới hình thức hợp đồng khung và/hoặc hợp đồng cụ thể.
Như vậy, theo quy định trên thì hợp đồng không tiêu chuẩn về phái sinh giá cả hàng hóa được lập dưới hình thức hợp đồng khung và/hoặc hợp đồng cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục chấm dứt hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ra sao?
- Mẫu điều lệ mẫu của quỹ từ thiện theo Nghị định 136? Điều lệ quỹ từ thiện gồm những nội dung nào?
- Hồ sơ quản lý tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi 2025 gồm những gì? Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi ra sao?
- Hồ sơ thủ tục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nước ngoài được công nhận hoạt động tại Việt Nam ra sao?
- Mẫu Lý lịch lái xe kinh doanh vận tải mới nhất hiện nay? Xe kinh doanh vận tải có biển số xe màu gì?