Thí sinh rớt nguyện vọng 1 có còn cơ hội xét tuyển bổ sung đối với nguyện vọng đó không? Kế hoạch xét tuyển bổ sung kéo dài bao lâu?
Thí sinh rớt nguyện vọng 1 có còn cơ hội xét tuyển bổ sung lại đối với nguyện vọng đó hay không?
>> Xem thêm: 03 lưu ý quan trọng khi đăng ký xét tuyển bổ sung?
Căn cứ theo Điều 22 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về tổ chức đăng ký và xét tuyển các đợt bổ sung. Cụ thể:
- Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học vào các ngành, chương trình đào tạo, hội đồng tuyển sinh của cơ sở đào tạo xem xét, quyết định xét tuyển các đợt bổ sung.
Cơ sở đào tạo công bố kế hoạch xét tuyển, phương thức xét tuyển và hình thức đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung.
Điều kiện xét tuyển đối với các ngành, chương trình đào tạo theo từng phương thức xét tuyển nhưng không thấp hơn điều kiện trúng tuyển đợt trước.
- Thí sinh chưa trúng tuyển hoặc đã trúng tuyển nhưng chưa xác nhận nhập học vào bất cứ nơi nào có thể đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung theo kế hoạch và hướng dẫn của cơ sở đào tạo.
- Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, cơ sở đào tạo công bố trên trang thông tin điện tử điểm trúng tuyển (và các điều kiện, tiêu chí phụ nếu có) vào các ngành, chương trình đào tạo theo các phương thức tuyển sinh.
Tổ chức cho thí sinh tra cứu kết quả xét tuyển của cá nhân và gửi giấy báo trúng tuyển và hướng dẫn cho thí sinh trúng tuyển nhập học.
Như vậy, theo quy định hiện hành thì việc tổ chức xét tuyển bổ sung phụ thuộc vào các trường - phụ thuộc vào chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học.
Do đó, chỉ có một số ngành, chương trình đào tạo có thể có xét tuyển bổ sung. Thí sinh cần theo dõi tại trang thông tin của các trường mà mình quan tâm để nắm rõ các thông tin về xét tuyển bổ sung.
Đặc biệt, điều kiện xét tuyển bổ sung theo từng phương thức xét tuyển sẽ không được phép thấp hơn điều kiện trúng tuyển đợt trước. Đồng nghĩa, nếu thí sinh rớt nguyện vọng 1 (không đủ điều kiện trúng tuyển nguyện vọng 1 đợt 1) thì sẽ không thể đáp ứng được điều kiện xét tuyển bổ sung đối với nguyện vọng đó.
Thí sinh rớt nguyện vọng 1 có còn cơ hội xét tuyển bổ sung đối với nguyện vọng đó không? Kế hoạch xét tuyển bổ sung kéo dài bao lâu? (Hình từ Internet)
Kế hoạch xét tuyển bổ sung của các trường đại học kéo dài bao lâu?
Căn cứ tại Kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 1139/QĐ-BGDĐT năm 2024:
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON NĂM 2024
TT | Nội dung triển khai | Tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện | Tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện | Thời gian hoàn thành |
... | ||||
VI | THÔNG BÁO KẾT QUẢ VÀ XÁC NHẬN NHẬP HỌC | |||
1 | Thông báo thí sinh trúng tuyển đợt 1. | CSĐT | Vụ GDĐH, Cục CNTT | Chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 19/8/2024 |
2 | Xác nhận nhập học trực tuyến đợt 1 trên Hệ thống. | Thí sinh | CSĐT, Vụ GDĐH, Cục CNTT | Chậm nhất là 17 giờ 00 ngày 27/8/2024 |
VII | TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ VÀ XÉT TUYỂN BỔ SUNG | |||
1 | Thông báo tuyển sinh đợt bổ sung. | CSĐT | Vụ GDĐH, Cục CNTT | Từ ngày 28/8/2024 |
2 | Xét tuyển các đợt tiếp theo và cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học theo quy định. | CSĐT | Vụ GDĐH, Cục CNTT | Từ tháng 9 đến tháng 12/2024 |
Theo kế hoạch thì các trường đại học sẽ thông báo tuyển sinh đợt bổ sung từ ngày 28/8.
Và, các trường đại học sẽ tiến hành triển khai xét tuyển các đợt bổ sung tiếp theo và cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học từ tháng 9 đến tháng 12.
Như vậy, kế hoạch xét tuyển bổ sung của các trường đại học dự kiến kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12 và kết thúc mỗi đợt xét tuyển các trường sẽ công bố điểm trúng tuyển (và các điều kiện, tiêu chí phụ nếu có) trên trang thông tin điện tử của trường.
Thí sinh tham gia nghĩa vụ quân sự có được bảo lưu kết quả trúng tuyển đợt xét tuyển bổ sung không?
Căn cứ Điều 10 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT như sau:
Bảo lưu kết quả trúng tuyển
1. Thí sinh đã có giấy báo trúng tuyển được bảo lưu kết quả trúng tuyển trong những trường hợp sau:
a) Đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền;
b) Bị bệnh nặng hoặc bị tai nạn nghiêm trọng không thể nhập học đúng hạn, có hồ sơ y tế và xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
2. Thí sinh thuộc diện quy định tại khoản 1 phải gửi đơn xin bảo lưu kèm theo giấy tờ minh chứng tới cơ sở đào tạo gọi nhập học. Thời gian tối đa được bảo lưu kết quả do cơ sở đào tạo quy định, nhưng không ít hơn 3 năm đối với người quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
3. Ngay sau khi đủ điều kiện đi học trở lại, người được bảo lưu kết quả trúng tuyển phải thực hiện các thủ tục nhập học theo quy định của cơ sở đào tạo, trong đó phải cung cấp minh chứng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc đã được điều trị hồi phục. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có thời gian bảo lưu từ 3 năm trở lên, cơ sở đào tạo xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị đại học để ôn tập trước khi vào học chính thức.
Như vậy, trường hợp thí sinh đã có giấy báo trúng tuyển đợt bổ sung nhưng phải tham gia nghĩa vụ quân sự ngay trong năm trúng tuyển theo quyết định hoặc lệnh của cơ quan có thẩm quyền thì được bảo lưu kết quả trúng tuyển ít nhất 03 năm. Thời gian bảo lưu cụ thể do cơ sở đào tạo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?
- Bài phát biểu chúc mừng năm mới Ất Tỵ 2025 ngắn gọn? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức thế nào?