Thi hành pháp luật là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước?
Thi hành pháp luật là gì?
Hiện nay, tại Nghị định 59/2012/NĐ-CP và các văn bản pháp lý liên quan khác không có quy định giải thích "Thi hành pháp luật là gì". Tuy nhiên, có thể tham khảo định nghĩa như sau:
Thi hành pháp luật theo lý luận chung về nhà nước và pháp luật, là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng các hoạt động tích cực. Thi hành pháp luật mang tính bắt buộc thực hiện.
Cơ quan nào có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước?
Phạm vi trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 59/2012/NĐ-CP như sau:
Phạm vi trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật
1. Bộ Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. Cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
Tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
3. Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.
Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.
Tổ chức pháp chế ở cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp người đứng đầu cơ quan chuyên môn theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
Như vậy, có thể thấy Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước.
Thi hành pháp luật là gì? Cơ quan nào có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước? (Hình từ Internet)
Bộ Tư pháp có trách nhiệm thế nào trong theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước?
Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước được quy định tại Điều 15 Nghị định 59/2012/NĐ-CP (Khoản 2 Điều này bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 32/2020/NĐ-CP và khoản 5 Điều này được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 32/2020/NĐ-CP) như sau:
(1) Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
(2) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
(3) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước và trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý liên ngành, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành.
(4) Hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước trước ngày 15 tháng 11.
(5) Thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều 16 Nghị định 59/2012/NĐ-CP (Khoản 2 Điều này bị bãi bỏ bởi Điều 2 Nghị định 32/2020/NĐ-CP và khoản 6 Điều này được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 32/2020/NĐ-CP), cụ thể như sau:
Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
2. [Bị bãi bỏ]
3. Ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
4. Xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
5. Bảo đảm các điều kiện cho việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
6. Hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?