Thi công xây dựng biệt phủ không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Biệt phủ có phải nhà ở riêng lẻ không?
Biệt phủ là một dạng công trình tổ hợp nhà ở gồm nhiều công trình phụ trợ, có thể có nhiều gian, được thiết kế vô cùng hoành tráng, công phu và vị trí tách biệt đầy riêng tư. Biệt phủ thường sẽ có quy mô và tầm cỡ sang trọng, đẳng cấp hơn biệt thự. (Nội dung tham khảo)
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Nhà ở 2023 thì nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng của tổ chức, cá nhân hoặc trên đất thuê, đất mượn của tổ chức, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập, được xây dựng với mục đích để ở hoặc mục đích sử dụng hỗn hợp.
Như vậy, có thể nói biệt phủ cũng là nhà ở riêng lẻ theo quy định pháp luật.
Thi công xây dựng biệt phủ không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Thi công xây dựng biệt phủ không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm a khoản 7, điểm c khoản 15, khoản 16 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP có quy định:
Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
…
6. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới như sau:
a) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
7. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.
…
15. Biện pháp khắc phục hậu quả:
…
c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.
16. Đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định này.
…
Như vậy, nếu thi công xây dựng biệt phủ khi không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép thì sẽ bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Lưu ý, mức phạt tiền này áp dụng đối với tổ chức vi phạm, cá nhân vi phạm mức phạt tiền sẽ từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP).
Đồng thời, buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm. Nếu công trình đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.
Cũng theo điểm c khoản 3 Điều 4, điểm a khoản 12, điểm a khoản 13, điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP:
Nếu tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm sau khi đã bị lập biên bản vi phạm hành chính (trước khi ban hành quyết định xử phạt) dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm và từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đối với cá nhân vi phạm. Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Trường hợp tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm và từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đối với cá nhân vi phạm. Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
Thời hiệu xử phạt đối với hành vi thi công xây dựng biệt phủ không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có giấy phép là bao lâu?
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP có quy định:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
...
Hành vi thi công xây dựng biệt phủ không có giấy phép xây dựng thuộc hoạt động xây dựng cho nên thời hiệu xử phạt đối với hành vi vi phạm này là 02 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?