Thép chịu nhiệt được phân loại như thế nào? Quy trình kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm từ thép chịu nhiệt?
Thép chịu nhiệt là gì?
Theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8997:2011 (ISO 4955:2005) về Thép chịu nhiệt quy định như sau:
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ và định nghĩa được sử dụng theo TCVN 4398 (ISO 377), TCVN 4399 (ISO 404), TCVN 1660 (ISO 4885), ISO 6929, TCVN 1811 (ISO 14284) ,ISO 6929, và các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Thép chịu nhiệt (heat-resistant steels)
Các thép được sử dụng ở trên 550 0C (điểm Wuistite) do tính bền tuyệt diệu của nó chống lại tác dụng của khí nóng và sản phẩm cháy, tính chịu nhiệt càng tốt nếu như khả năng chống lại ảnh hưởng của muối nóng chảy và kim loại nóng chảy càng tốt, song thép cũng cần thể hiện cơ tính tốt trong thời gian chịu ứng suất tức thời và lâu dài.
Theo đó, thép chịu nhiệt (heat-resistant steels) là các thép được sử dụng ở trên 550 0C (điểm Wuistite) do tính bền tuyệt diệu của nó chống lại tác dụng của khí nóng và sản phẩm cháy, tính chịu nhiệt càng tốt nếu như khả năng chống lại ảnh hưởng của muối nóng chảy và kim loại nóng chảy càng tốt, song thép cũng cần thể hiện cơ tính tốt trong thời gian chịu ứng suất tức thời và lâu dài.
Thép chịu nhiệt được phân loại như thế nào? Quy trình kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm từ thép chịu nhiệt? (hình từ internet)
Thép chịu nhiệt được phân loại như thế nào?
Theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8997:2011 (ISO 4955:2005) về Thép chịu nhiệt quy định như sau:
6. Phân loại thép
Thép chịu nhiệt có trong tiêu chuẩn này được phân loại theo tổ chức thép:
- Thép ferit;
- Thép austenit.
Theo đó, thép chịu nhiệt được phân loại gồm:
- Thép ferit;
- Thép austenit.
Quy trình kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm từ thép chịu nhiệt được quy định ra sao?
Theo Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8997:2011 (ISO 4955:2005) về Thép chịu nhiệt quy định như sau:
8. Kiểm tra, thử nghiệm và sự phù hợp của sản phẩm
8.1. Quy định chung
Người sản xuất phải tiến hành quy trình kiểm tra và thử nghiệm thích hợp, tự mình bảo đảm chắc chắn rằng hàng hóa được cung cấp đáp ứng được các yêu cầu của đặt hàng.
Bao gồm các nội dung sau:
- Tần suất thích hợp cho kiểm tra kích thước của sản phẩm;
- Mức độ tăng cường hợp lý cho kiểm tra bằng mắt chất lượng bề mặt của sản phẩm;
- Tần suất thích hợp và các dạng kiểm tra để bảo đảm chắc chắn tính chính xác của các mác thép được cung cấp.
Bản chất và tần suất tiến hành các kiểm tra xác nhận, kiểm tra và thử nghiệm do người sản xuất quyết định trên cơ sở của sự chắc chắn có được của các kết quả xác định bằng chứng của hệ thống chất lượng của họ. Cho nên việc kiểm tra xác nhận bằng các thử nghiệm riêng đối với các yêu cầu này là không cần thiết, trừ khi có các thỏa thuận khác.
8.2. Quy trình kiểm tra và các loại chứng từ kiểm tra
8.2.1. Đối với mỗi lô hàng cung cấp, việc cấp phát bất kỳ chứng từ kiểm tra nào phù hợp theo ISO 10474 phải được thỏa thuận trong thương thảo và đặt hàng.
8.2.2. Nếu đã có thỏa thuận trong thương thảo và trong văn bản đặt hàng, báo cáo thử phải được cung cấp thì nội dung phải bao gồm:
a. Bản tường trình về vật liệu đáp ứng các yêu cầu của đặt hàng như thế nào;
b. Các kết quả phân tích mẻ nấu về tất cả các nguyên tố được quy định cho mác thép được cung cấp.
8.2.3. Nếu đã có thỏa thuận trong đặt hàng, các chứng chỉ kiểm tra 3.1.A, 3.1.B hoặc 3.1.C hoặc biên bản kiểm tra 3.2 (xem ISO 10474) phải được cung cấp, các kiểm tra và thử nghiệm cụ thể như quy định trong 8.3 phải được tiến hành và các kết quả của nó phải được chứng nhận trong tài liệu.
Bổ sung vào mục 8.2.2, tài liệu phải bao gồm:
a. Các kết quả của các thử nghiệm bắt buộc có đánh dấu chữ "m" trong cột 2 Bảng 7 và 8;
b. Các kết quả phép thử hoặc kiểm tra được lựa chọn bất kỳ nào đã thỏa thuận khi đặt hàng.
8.3. Kiểm tra và thử nghiệm riêng
8.3.1. Phạm vi thử nghiệm
Các thử nghiệm phải bắt buộc thực hiện (đánh dấu m), thành phần hóa học và kích cỡ của đơn vị thử, số lượng các sản phẩm mẫu, số mẫu và số mẫu thử phải được lấy như quy định trong Bảng 7 và 8.
8.3.2. Chọn lựa, chuẩn bị mẫu và mẫu thử
8.3.2.1. Các điều kiện chung cho việc chọn và chuẩn bị mẫu và mẫu thử phải phù hợp với TCVN 1811 (ISO 14284), TCVN 4398 (ISO 377).
8.3.2.2. Các mẫu thử kéo phải lấy phù hợp với Hình 1 đến 3. Các mẫu lấy từ sản phẩm tấm phẳng phải lấy ở vị trí nằm giữa trung tâm và mép dài của sản phẩm.
Các mẫu phải lấy từ sản phẩm ở trạng thái được cung cấp. Nếu như đã được thỏa thuận, các mẫu có thể lấy trên sản phẩm tấm phẳng trước khi cán là phẳng hoặc lấy mẫu trên sản phẩm dạng thanh trước khi nắn thẳng.
Đối với các mẫu phải nhiệt luyện mô phỏng thì điều kiện nhiệt luyện phải được thỏa thuận.
8.3.2.3. Các mẫu thử độ cứng, nếu có yêu cầu, phải lấy từ một số vị trí giống như vị trí lấy mẫu thử kéo.
8.4. Phương pháp thử
8.4.1. Trừ khi có sự thỏa thuận khác khi đặt hàng, sự lựa chọn phương pháp phân tích vật lý hoặc hóa học thích hợp để xác định thành phần hóa học của sản phẩm do người sản xuất quyết định. Trong các trường hợp có tranh chấp việc phân tích phải được tiến hành ở phòng thử nghiệm được sự đồng ý của cả hai bên. Trong trường hợp này, phương pháp phân tích kiểm chứng phải thỏa thuận, nếu có thể, phải tham chiếu với ISO/TR 9769.
8.4.2. Thử kéo ở nhiệt độ thường phải thực hiện theo TCVN 197 (ISO 6892), đối với sản phẩm dạng tấm phẳng phải xem xét bổ sung thêm hoặc thay đổi các điều kiện được chỉ dẫn trong phụ chú của Hình 3.
Ngoại trừ có thỏa thuận khác, Rp0,2, Rm và A sẽ được xác định. Đối với thép austenit, Rp1,0 có thể được thay thế Rp0,2 nếu có sự thỏa thuận giữa khách hàng và người sản xuất.
8.4.3. Phép thử độ cứng Brinell phải được tiến hành theo TCVN 256-1 (ISO 6506-1).
8.4.4. Các kích thước và sai số kích thước của sản phẩm phải được kiểm tra sự phù hợp với các yêu cầu của các tiêu chuẩn có liên quan đối với kích thước cho Phụ lục A.
8.5. Thử lại
Xem TCVN 4393(ISO 404)
Theo đó, quy trình kiểm tra sự phù hợp của sản phẩm từ thép chịu nhiệt được thực hiện như sau:
- Đối với mỗi lô hàng cung cấp, việc cấp phát bất kỳ chứng từ kiểm tra nào phù hợp theo ISO 10474 phải được thỏa thuận trong thương thảo và đặt hàng.
- Nếu đã có thỏa thuận trong thương thảo và trong văn bản đặt hàng, báo cáo thử phải được cung cấp thì nội dung phải bao gồm:
+ Bản tường trình về vật liệu đáp ứng các yêu cầu của đặt hàng như thế nào;
+ Các kết quả phân tích mẻ nấu về tất cả các nguyên tố được quy định cho mác thép được cung cấp.
+ Các kết quả của các thử nghiệm bắt buộc có đánh dấu chữ "m" trong cột 2 Bảng 7 và 8;
+ Các kết quả phép thử hoặc kiểm tra được lựa chọn bất kỳ nào đã thỏa thuận khi đặt hàng.
- Nếu đã có thỏa thuận trong đặt hàng, các chứng chỉ kiểm tra 3.1.A, 3.1.B hoặc 3.1.C hoặc biên bản kiểm tra 3.2 (xem ISO 10474) phải được cung cấp, các kiểm tra và thử nghiệm cụ thể như quy định trong 8.3 phải được tiến hành và các kết quả của nó phải được chứng nhận trong tài liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?