Theo quy định về bồi thường của Nhà nước thì các chi phí được đưa vào nhóm các chi phí khác được bồi thường bao gồm những gì?
- Theo quy định về bồi thường của Nhà nước thì các chi phí được đưa vào nhóm các chi phí khác được bồi thường bao gồm những gì?
- Các chi phí khác được bồi thường trong bồi thường của Nhà nước được xác định như thế nào?
- Khoảng thời gian làm căn cứ xác định chi phí được bồi thường là được tính như thế nào?
Theo quy định về bồi thường của Nhà nước thì các chi phí được đưa vào nhóm các chi phí khác được bồi thường bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về các chi phí hợp lý khác được bồi thường như sau:
Các chi phí khác được bồi thường
1. Các chi phí hợp lý khác được bồi thường bao gồm:
a) Chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu, gửi đơn thư trong quá trình khiếu nại, tố cáo; chi phí thuê người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại;
b) Chi phí đi lại để thăm gặp của thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù trong tố tụng hình sự.
Thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, người chấp hành án phạt tù được xác định theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam, pháp luật về thi hành án hình sự.
...
Theo đó, quy định về bồi thường của Nhà nước thì các chi phí được đưa vào nhóm các chi phí khác được bồi thường bao gồm những chi phí được quy định tại khoản 1 Điều 28 nêu trên.
Bồi thường của Nhà nước (Hình từ Internet)
Các chi phí khác được bồi thường trong bồi thường của Nhà nước được xác định như thế nào?
Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 28 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về các chi phí khác được bồi thường như sau:
Các chi phí khác được bồi thường
...
2. Chi phí quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được xác định như sau:
a) Chi phí thuê phòng nghỉ, chi phí đi lại, in ấn tài liệu được thanh toán theo hóa đơn, chứng từ hợp pháp với giá trị được xác định tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này nhưng tối đa không quá mức quy định của Bộ Tài chính về chế độ công tác phí đối với cán bộ, công chức; chế độ chi tổ chức hội nghị đối với cơ quan nhà nước.
Trường hợp người yêu cầu bồi thường không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp đối với các chi phí quy định tại điểm này thì chi phí được bồi thường không quá 06 tháng lương cơ sở tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này cho 01 năm tính từ thời điểm bắt đầu khiếu nại hoặc tố cáo hoặc tham gia tố tụng cho đến ngày có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
b) Chi phí gửi đơn thư đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết được tính theo biên lai cước phí bưu chính với giá trị được xác định tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này.
Trường hợp người yêu cầu bồi thường không xuất trình được biên lai cước phí đối với các chi phí quy định tại điểm này thì chi phí được bồi thường không quá 01 tháng lương cơ sở tại thời điểm quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này cho 01 năm tính từ thời điểm bắt đầu khiếu nại hoặc tố cáo hoặc tham gia tố tụng cho đến ngày có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền;
c) Chi phí thuê người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại được thanh toán theo hợp đồng thực tế nhưng không quá mức thù lao do Chính phủ quy định đối với luật sư tham gia tố tụng theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và chỉ thanh toán cho một người bào chữa hoặc một người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thiệt hại tại một thời điểm.
3. Chi phí quy định tại điểm b khoản 1 Điều này được xác định theo số người, số lần thăm gặp thực tế nhưng không quá số người, số lần được thăm gặp tối đa theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam, pháp luật về thi hành án hình sự. Trường hợp không chứng minh được số người, số lần thăm gặp thực tế thì chi phí này được xác định theo số người, số lần được thăm gặp tối đa theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam, pháp luật về thi hành án hình sự.
...
Theo đó, các chi phí khác trong bồi thường của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 28 nêu trên được xác định theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 28 nêu trên.
Khoảng thời gian làm căn cứ xác định chi phí được bồi thường là được tính như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 28 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định về các chi phí khác được bồi thường như sau:
Các chi phí khác được bồi thường
...
4. Khoảng thời gian làm căn cứ xác định chi phí được bồi thường quy định tại Điều này được tính từ ngày phát sinh thiệt hại thực tế cho đến ngày có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, khoảng thời gian làm căn cứ xác định chi phí được bồi thường trong bồi thường của Nhà nước được tính từ ngày phát sinh thiệt hại thực tế cho đến ngày có văn bản giải quyết bồi thường có hiệu lực của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Powerpoint họp phụ huynh đầu năm 2025? Mẫu PowerPoint họp phụ huynh đầu năm 2025 đẹp, chi tiết nhất?
- Năm 2025, Chủ tịch xã có được tịch thu phương tiện vi phạm giao thông theo Nghị định mới không?
- Đỗ xe cách vỉa hè 25cm có bị phạt? Đỗ xe ô tô cách lề đường, vỉa hè bao nhiêu thì không bị phạt?
- Hướng dẫn viết đơn đề nghị cấp phép xây dựng theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15 chi tiết?
- Lời chúc thọ người cao tuổi hay nhất 70, 80, 90, 100 tuổi năm 2025? Câu chúc mừng thọ ngắn gọn, ý nghĩa?