Theo quy định của Luật Tố tụng hành chính, thời gian đưa ra xét xử đối với vụ án hành chính được quy định như thế nào?
- Thời gian nhận và xem xét đơn khởi kiện trong tố tụng hành chính là bao nhiêu ngày?
- Thời gian thụ lý vụ án trong tố tụng hành chính là bao nhiêu ngày?
- Thời gian phân công Thẩm phán giải quyết vụ án trong tố tụng hành chính trong bao lâu?
- Thời gian chuẩn bị xét xử trong tố tụng hành chính là bao lâu?
Trong Luật tố tụng hành chính 2015, thời gian đưa ra xét xử vụ án trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, cụ thể như sau:
Thời gian nhận và xem xét đơn khởi kiện trong tố tụng hành chính là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 121 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về thời gian nhận và xem xét đơn khởi kiện trong tố tụng hành chính cụ thể như sau:
Điều 121. Nhận và xem xét đơn khởi kiện
...
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 246 của Luật này;
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này.
Thời hạn xét xử trong tố tụng hành chính
Thời gian thụ lý vụ án trong tố tụng hành chính là bao nhiêu ngày?
Theo khoản 1, khoản 2 Điều 125 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về thời gian thụ lý vụ án trong tố tụng hành chính cụ thể như sau:
"Điều 125. Thụ lý vụ án
1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí; trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thông báo cho người khởi kiện biết về việc thụ lý vụ án.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.
2. Thẩm phán thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý. Việc thụ lý vụ án phải được ghi vào sổ thụ lý."
Thời gian phân công Thẩm phán giải quyết vụ án trong tố tụng hành chính trong bao lâu?
Theo khoản 2 Điều 127 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về thời gian phân công Thẩm phán giải quyết vụ án trong tố tụng hành chính cụ thể như sau:
"Điều 127. Phân công Thẩm phán giải quyết vụ án
...
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử theo đúng thời hạn quy định của Luật này."
Thời gian chuẩn bị xét xử trong tố tụng hành chính là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 130 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định về thời gian chuẩn bị xét xử trong tố tụng hành chính cụ thể như sau:
"Điều 130. Thời hạn chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án, trừ vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri được quy định như sau:
1. 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 116 của Luật này.
2. 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 116 của Luật này.
3. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật."
Như vậy, trong tố tụng hành chính, thời gian đưa ra xét xử một vụ án hành chính trải qua nhiều giai đoạn như giai đoạn nhận và xem xét đơn khởi kiện, giai đoạn thụ lý vụ án, giai đoạn phân công Thẩm phán giải quyết vụ án và giai đoạn chuẩn bị xét xử. Trên đây là quy định về thời gian xét xử trong tố tụng hành chính theo câu hỏi của bạn mà chúng tôi cung cấp và gửi tới bạn câu trả lời. Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?