Theo Nghị định 178, cán bộ công chức viên chức có được giữ nguyên mức lương và phụ cấp cũ khi được tăng cường làm việc 3 năm tại cấp xã không?
- Theo Nghị định 178, cán bộ công chức viên chức có được giữ nguyên mức lương và phụ cấp cũ khi được tăng cường làm việc 3 năm tại cấp xã không?
- 02 bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương là các bảng lương nào?
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm gì trong việc xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi công tác ở cơ sở và đi đào tạo, bồi dưỡng?
Theo Nghị định 178, cán bộ công chức viên chức có được giữ nguyên mức lương và phụ cấp cũ khi được tăng cường làm việc 3 năm tại cấp xã không?
Theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan trung ương và địa phương được cơ quan có thẩm quyền cử tăng cường đi công tác trong thời gian 03 năm ở cơ sở, được hưởng chính sách như sau:
Chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đi công tác ở cơ sở
Cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan trung ương và địa phương được cơ quan có thẩm quyền cử tăng cường đi công tác trong thời gian 03 năm ở cơ sở, được hưởng chính sách như sau:
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức tăng cường đến làm việc tại cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã, được hưởng các chế độ sau:
a) Được tiếp tục hưởng tiền lương (bao gồm cả các khoản phụ cấp lương) theo vị trí việc làm trước khi được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi.
b) Trợ cấp một lần bằng 10 tháng lương cơ sở tại thời điểm nhận công tác.
c) Trường hợp đơn vị công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì được hưởng các chính sách, chế độ quy định tại Nghị định số 76/2019/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2019 của Chính phủ về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (không hưởng trợ cấp quy định tại điểm b khoản này).
d) Sau khi cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cơ sở, được tiếp nhận trở lại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cử đi hoặc được cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp không thấp hơn vị trí việc làm trước khi đi tăng cường ở cơ sở; đồng thời, được hưởng các chính sách sau:
Được nâng lương vượt một bậc (thời điểm giữ bậc lương mới được tính theo thời điểm giữ bậc lương cũ) nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh.
Được bộ, ban, ngành và tỉnh xem xét khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.
...
Theo đó, cán bộ công chức viên chức được giữ nguyên mức lương và phụ cấp cũ cụ thể là hưởng tiền lương (bao gồm cả các khoản phụ cấp lương) theo vị trí việc làm trước khi được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi tăng cường làm việc 3 năm tại cấp xã.
Theo Nghị định 178, cán bộ công chức viên chức có được giữ nguyên mức lương và phụ cấp cũ khi được tăng cường làm việc 3 năm tại cấp xã không? (Hình từ Internet)
02 bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương là các bảng lương nào?
Theo tiết b tiểu mục 3.1 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì 02 bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức sẽ được xây dựng, ban hành theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
- 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm gì trong việc xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi công tác ở cơ sở và đi đào tạo, bồi dưỡng?
Theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 178/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập
1. Ban hành văn bản hành chính hướng dẫn các tiêu chí cụ thể hóa quy định tại Điều 6 Nghị định này để các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý phù hợp với đặc điểm tình hình và thực tiễn của cơ quan, tổ chức, đơn vị; xem xét, quyết định đối tượng phải nghỉ việc do sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giảm biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; bảo đảm khoa học, công bằng, khách quan, hợp lý, nhân văn.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý lập danh sách đối tượng thuộc diện phải nghỉ việc và các trường hợp tự nguyện có đơn xin nghỉ việc áp dụng chính sách, chế độ quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10, lập dự toán kinh phí thực hiện; trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo phân cấp quản lý.
3. Chỉ đạo cơ quan tổ chức cán bộ, cơ quan tài chính thẩm định danh sách đối tượng, kinh phí thực hiện chính sách, chế độ và quyết định theo thẩm quyền phân cấp; trên cơ sở đó, thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ việc theo đúng quy định.
4. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cử cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý tăng cường đi công tác ở cơ sở và đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sau sắp xếp.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm chỉ đạo trong việc xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi công tác ở cơ sở và đi đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sau sắp xếp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Bảng xếp hạng đua xe đạp Cúp Truyền hình 2025 25 chặng chi tiết từng ngày? Link xem bảng xếp hạng Cúp Truyền hình 2025?
- Ngày 21 tháng 4 là ngày gì? Ngày 21 tháng 4 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 21 4 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Mẫu hợp đồng mua bán, thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội mới nhất theo quy định pháp luật hiện nay?
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có tham gia hỗ trợ hòa giải tranh chấp không?
- Trẻ em có phải người tiêu dùng dễ bị tổn thương không? 7 trách nhiệm khi giao dịch với người tiêu dùng dễ bị tổn thương?