Thế nào là đất chuyên trồng lúa? NSNN hỗ trợ lên đến 1.500.000 đồng đối với đất chuyên trồng lúa?
Thế nào là đất chuyên trồng lúa?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 112/2024/NĐ-CP giải thích về đất chuyên trồng lúa như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Đất trồng lúa là đất trồng từ một vụ lúa trở lên hoặc trồng lúa kết hợp với các mục đích sử dụng đất khác được pháp luật cho phép nhưng trồng lúa là chính, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại.
a) Đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm;
b) Đất trồng lúa còn lại là đất trồng một vụ lúa nước trong năm và đất trồng lúa nương.
2. Gây ô nhiễm đất trồng lúa là hoạt động sử dụng hoặc tạo ra hoặc phát tán các chất độc hại, sinh vật gây hại, làm thay đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của đất gây ô nhiễm môi trường đất, giảm năng suất lúa.
3. Gây thoái hóa đất trồng lúa là hoạt động làm cho đất bị xói mòn, rửa trôi hoặc bị chua hóa, mặn hóa, phèn hóa, khô hạn, chai cứng, dẫn đến giảm độ phì, mất cân bằng dinh dưỡng của đất trồng lúa, giảm năng suất lúa.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì đất chuyên trồng lúa là đất trồng hai vụ lúa nước trở lên trong năm.
Thế nào là đất chuyên trồng lúa? NSNN hỗ trợ lên đến 1.500.000 đồng đối với đất chuyên trồng lúa? (Hình từ Internet)
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ lên đến 1.500.000 đồng đối với đất chuyên trồng lúa đúng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa như sau:
- Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa;
- Hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa còn lại, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa;
- Hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Theo khoản 1 Điều 19 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định chuyển tiếp
1. Chính sách hỗ trợ cho địa phương, người sản xuất lúa theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 7 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; chính sách sử dụng kinh phí theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 62/2019/NĐ-CP) được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 7 Nghị định 35/2015/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ ngày 11/9/2024) quy định hỗ trợ địa phương sản xuất lúa như sau:
Hỗ trợ địa phương sản xuất lúa
1. Căn cứ vào diện tích đất trồng lúa, ngân sách nhà nước ưu tiên hỗ trợ sản xuất lúa cho các địa phương (gồm chi đầu tư và chi thường xuyên) thông qua định mức phân bổ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Ngoài hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành địa phương sản xuất lúa còn được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:
a) Hỗ trợ 1.000.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước;
b) Hỗ trợ 500.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa khác, trừ đất lúa nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa.
...
Như vậy, so với quy định trước đây thì đất chuyên trồng lúa nước được ngân sách nhà nước hỗ trợ là 1.000.000 đồng thì từ ngày 01/01/2025 ngân sách nhà nước hỗ trợ sản xuất lúa đối với đất chuyên trồng lúa theo quy định tại Nghị định 112/2024/NĐ-CP như sau:
- Hỗ trợ 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa
- Hỗ trợ thêm 1.500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa tại vùng quy hoạch trồng lúa có năng suất, chất lượng cao.
Nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 112/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định bóc tách và sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp
1. Người được nhà nước giao đất, cho thuê đất khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang đất phi nông nghiệp phải có phương án sử dụng tầng đất mặt được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
2. Nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt bao gồm:
a) Thông tin của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa;
b) Thông tin về diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi;
c) Khối lượng tầng đất mặt sau khi bóc tách;
d) Phương án, vị trí và mục đích sử dụng khối lượng đất mặt được bóc tách.
3. Độ sâu tầng đất mặt phải bóc tách tối thiểu từ 20 cm (cen-ti-mét) tính từ mặt ruộng.
4. Phương án sử dụng tầng đất mặt được chấp thuận là thành phần hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp.
Theo đó, nội dung phương án sử dụng tầng đất mặt khi xây dựng công trình trên đất được chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp gồm:
- Thông tin của người được nhà nước giao đất, cho thuê đất đề nghị chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa;
- Thông tin về diện tích đất chuyên trồng lúa đề nghị chuyển đổi;
- Khối lượng tầng đất mặt sau khi bóc tách;
- Phương án, vị trí và mục đích sử dụng khối lượng đất mặt được bóc tách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?