Thế nào là cam kết ngoại bảng? Ngân hàng phải gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC vào thời điểm nào?
Thế nào là cam kết ngoại bảng?
Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Thông tư 31/2024/TT-NHNN thì:
9. Các cam kết khác phát sinh rủi ro tín dụng là cam kết ngoại bảng mà trong trường hợp ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết với khách hàng sẽ hình thành các tài sản có quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
Như vậy, cam kết ngoại bảng là các cam kết khác phát sinh rủi ro tín dụng mà trong trường hợp ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết với khách hàng sẽ hình thành các tài sản có quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 31/2024/TT-NHNN:
Tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về phạm vi điều chỉnh Thông tư 31/2024/TT-NHNN:
Theo đó, Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định về việc phân loại đối với các tài sản có (sau đây gọi là nợ) trong hoạt động của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát sinh từ các hoạt động sau:
(1) Cho vay;
(2) Cho thuê tài chính;
(3) Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác;
(4) Bao thanh toán;
(5) Cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng;
(6) Trả thay theo cam kết ngoại bảng (bao gồm khoản trả thay nghĩa vụ của khách hàng trong hoạt động bảo lãnh, nghiệp vụ thư tín dụng (trừ các trường hợp quy định tại điểm n Khoản này) và các khoản trả thay khác theo cam kết ngoại bảng);
(7) Mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu do tổ chức tín dụng khác phát hành) chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch Upcom (sau đây gọi là trái phiếu chưa niêm yết), không bao gồm mua trái phiếu chưa niêm yết bằng nguồn vốn ủy thác mà bên ủy thác chịu rủi ro;
(8) Ủy thác cấp tín dụng;
(9) Gửi tiền (trừ tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc các tổ chức tín dụng nhà nước duy trì số dư tiền gửi tại ngân hàng chính sách xã hội) tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật và gửi tiền (trừ tiền gửi không kỳ hạn) tại tổ chức tín dụng ở nước ngoài;
(10) Mua, bán nợ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước), trừ hoạt động mua nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
(11) Mua bán lại trái phiếu Chính phủ trên thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật về phát hành, đăng ký, lưu ký, niêm yết và giao dịch công cụ nợ của Chính phủ trên thị trường chứng khoán;
(12) Mua chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành;
(13) Nghiệp vụ phát hành thư tín dụng trả chậm có điều khoản thỏa thuận bên thụ hưởng được thanh toán trả ngay hoặc trả trước ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng và nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng theo hình thức thỏa thuận với khách hàng thanh toán bằng nguồn tiền của ngân hàng hoàn trả kể từ ngày ngân hàng hoàn trả thanh toán cho bên thụ hưởng; nghiệp vụ thương lượng thanh toán thư tín dụng;
(14) Mua hẳn miễn truy đòi bộ chứng từ xuất trình theo thư tín dụng, trừ trường hợp ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua hắn miễn truy đòi bộ chứng từ theo thư tín dụng do chính ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó phát hành.
Ngoài ra, rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng (sau đây gọi là rủi ro) được định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2024/TT-NHNN là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận (sau đây gọi là thỏa thuận) với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Thế nào là cam kết ngoại bảng? Ngân hàng phải gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC vào thời điểm nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng phải gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC vào thời điểm nào?
Thời điểm, trình tự phân loại nợ được quy định tại Điều 8 Thông tư 31/2024/TT-NHNN, cụ thể:
Ít nhất mỗi tháng một lần, trong 07 (bảy) ngày đầu tiên của tháng, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 1, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Thông tư này để tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày cuối cùng của tháng trước liền kề theo kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC.
Lưu ý: Ngoài thời điểm phân loại nêu trên, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng được tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo quy định nội bộ.
(*) CIC - Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam
Ngoài ra:
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định tại khoản 1 Điều này, CIC tổng hợp danh sách khách hàng theo nhóm nợ có mức độ rủi ro cao nhất mà các ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng đã tự phân loại và cung cấp cho ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày nhận được danh sách khách hàng do CIC cung cấp theo quy định tại khoản 2 Điều này, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng điều chỉnh nhóm nợ theo nhóm nợ của danh sách khách hàng do CIC cung cấp.
Trường hợp kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng của khách hàng theo quy định tại khoản 1 Điều này thấp hơn nhóm nợ theo danh sách khách hàng do CIC cung cấp, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải điều chỉnh kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng theo nhóm nợ của khách hàng do CIC cung cấp.
- Căn cứ kết quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và thông tin tín dụng có liên quan, Ngân hàng Nhà nước có quyền yêu cầu ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện việc đánh giá, phân loại lại các khoản nợ cụ thể phù hợp với mức độ rủi ro của các khoản nợ đó.
Nguyên tắc tự phân loại nợ và cam kết ngoại bảng đối với khoản nợ đã bán nhưng chưa thu được đầy đủ tiền bán nợ?
Nguyên tắc tự phân loại nợ và cam kết ngoại bảng đối với khoản nợ đã bán nhưng chưa thu được đầy đủ tiền bán nợ được quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 31/2024/TT-NHNN, cụ thể như sau:
Đối với khoản nợ đã bán (trừ khoản nợ đã được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro) nhưng chưa thu được đầy đủ tiền bán nợ thì ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng bán nợ phân loại số tiền chưa thu được theo hợp đồng mua, bán nợ như là khoản nợ chưa bán, cụ thể như sau:
- Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng bán nợ phân loại số tiền chưa thu được đối với bên mua nợ vào nhóm nợ mà khoản nợ đó đã được phân loại tại thời điểm phân loại nợ gần nhất trước khi bán và căn cứ vào các thông tin về thời hạn, kỳ hạn và thông tin khác tại hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng có khoản nợ được bán để tiếp tục phân loại số tiền chưa thu được theo quy định tại Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?