Thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội thì có ảnh hưởng đến chế độ bảo hiểm xã hội sau này hay không?
Thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội thì có ảnh hưởng đến chế độ bảo hiểm xã hội sau này hay không?
Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
...
Theo đó, mức hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở mức đóng bảo hiểm xã hội,... do đó, nếu mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động có thay đổi thì ảnh hưởng đến mức hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. (bao gồm: ốm đau, thai sản cho lao động nam, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí).
Thay đổi mức đóng bảo hiểm xã hội thì có ảnh hưởng đến chế độ bảo hiểm xã hội sau này hay không? (Hình từ Internet)
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội gồm những khoản nào hình thành?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
...
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
...
Như vậy hiện nay tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong tháng người lao động không làm việc từ bao nhiêu ngày sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội?
Theo Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có nêu như sau:
Quản lý đối tượng
...
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được ghi trên sổ BHXH theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người lao động được nâng lương thì được ghi theo mức tiền lương mới của người lao động từ thời điểm được nâng lương.
Người lao động đang làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
...
Theo đó người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương, nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng sẽ không đóng bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Trong trường hợp này nếu người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương thì thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
- Với trường hợp người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau thì vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
- Đối với người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản thì thời gian này được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, không được tính là thời gian đóng bảo hiểm tai nạn và được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?