Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có được đồng thời là thành viên Chính phủ không? Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh nào?

Em cho anh hỏi thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có được đồng thời là thành viên Chính phủ không? Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh nào? - Câu hỏi của anh Nguyễn Trung đến từ Thanh Hóa

Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có được đồng thời là thành viên Chính phủ không?

Căn cứ vào Điều 44 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (tên Điều này được sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) quy định như sau:

Vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức và nguyên tắc hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội gồm Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội và các Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Chủ tịch Quốc hội làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm Phó Chủ tịch. Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.
3. Nhiệm kỳ của Ủy ban thường vụ Quốc hội bắt đầu từ khi được Quốc hội bầu ra và kết thúc khi Quốc hội khóa mới bầu ra Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách và không đồng thời là thành viên Chính phủ. Số Phó Chủ tịch Quốc hội và số Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội do Quốc hội quyết định.

Như vậy, thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội không được đồng thời là thành viên Chính phủ.

Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có được đồng thời là thành viên Chính phủ không?

Thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội có được đồng thời là thành viên Chính phủ không? (Hình từ Internet)

Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh nào?

Căn cứ vào Điều 53 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020) như sau:

Trách nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, phê chuẩn các chức danh trong bộ máy nhà nước
1. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội.
2. Quyết định số lượng, phê chuẩn danh sách thành viên và việc cho thôi làm thành viên Hội đồng dân tộc, quyết định số lượng, phê chuẩn danh sách và việc cho thôi làm Phó Chủ tịch, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách tại Hội đồng dân tộc theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng dân tộc.
Quyết định số lượng, phê chuẩn danh sách thành viên và việc cho thôi làm thành viên Ủy ban, quyết định số lượng, phê chuẩn danh sách và việc cho thôi làm Phó Chủ nhiệm, Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách tại Ủy ban của Quốc hội theo đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội.
3. Phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Phê chuẩn kết quả bầu và việc cho thôi làm Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội.
5. Phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Như vậy, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh sau:

+ Chủ tịch nước

+ Chủ tịch Quốc hội

+ Phó Chủ tịch Quốc hội

+ Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội

+ Chủ tịch Hội đồng dân tộc

+ Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội

+ Chủ tịch Hội đồng dân tộc.

Ủy ban thường vụ Quốc hội có được quyết định tình tổng động viên hoặc động viên cục bộ không?

Căn cứ vào Điều 57 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:

Quyết định tình trạng chiến tranh, quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp
1. Trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh theo đề nghị của Hội đồng quốc phòng và an ninh và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất; quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ theo đề nghị của Hội đồng quốc phòng và an ninh hoặc của Thủ tướng Chính phủ.
2. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương khi trong cả nước, một hoặc nhiều địa phương có thảm họa lớn do thiên nhiên hoặc con người gây ra, có dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng, đe dọa nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của tổ chức, tính mạng, sức khoẻ, tài sản của Nhân dân hoặc có tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Khi không còn tình trạng khẩn cấp, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định bãi bỏ tình trạng khẩn cấp theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.

Như vậy, trong trường hợp Quốc hội không thể họp được, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh theo đề nghị của Hội đồng quốc phòng và an ninh và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

+ Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ theo đề nghị của Hội đồng quốc phòng và an ninh hoặc của Thủ tướng Chính phủ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
7,399 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào